Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 8 năm 2016 | 5:10

Nhiều kiến nghị về tổ chức thực hiện chính sách nhà ở xã hội

Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh thực hiện về nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cho 81.000 hộ gia đình có nhu cầu. Trước nhu cầu đó, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Theo đó, trong thực tiễn triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội HoREA kiến nghị nhiều ý kiến về bố trí nguồn vốn, tạo nguồn vốn và lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Cụ thể về việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Hiện nay, việc triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị ách tắc trên thực tế do chưa bố trí được nguồn vốn từ ngân sách do đang có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính bỏ nội dung quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn. Đối với Bộ hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan có liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Nhiều kiến nghị về việc tổ chức thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Trước vấn đề này, HoREA nhận thấy nguồn vốn phục vụ kế hoạch thực hiện chính sách nhà ở xã hội 05 năm (2016-2020) và hàng năm phụ thuộc vào khả năng chi ngân sách Nhà nước. Do đó, HoREA cũng thống nhất kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét đề xuất bố trí khoảng từ 500 - 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trong năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Liên quan tới chính sách tạo nguồn vốn tín dụng, cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia nhà ở xã hội. Trước đây tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ thì "ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi...". Tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước thì "Tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện giải ngân, kiểm tra, giám sát vốn vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay và quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng". HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm quy định cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định để thúc đẩy thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên thực tế.

Về vấn đề lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội từ ngày 06/06 tới 31/12/2016, mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm (0,4%/tháng), lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định 04 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV tham gia cấp tín dụng nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014. Trước vấn đề này, HoREA cũng kiến nghị Chính phủ ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm, lãi trả nợ quá hạn 130% lãi suất khi cho vay áp dụng từ ngày 06/06 tới 31/12/2016 tại các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV tương tự như tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội đối với các tổ chức tín dụng khác đã tham gia gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ để cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Lại Hùng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top