Mặc dù vụ tôm vừa rồi giá tôm xuống thấp, nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ, nhưng các hộ nuôi tôm ở Nghệ An vẫn vững vàng bám trụ. Nhiều chủ đầm tôm đang tích cực chăm sóc tôm vụ đông, chờ ngày thu hoạch, đón thị trường tăng giá vào dịp Tết Nguyên đán.
Nghệ An hiện có 2.234 ha nuôi tôm mặn lợ, tập trung nhiều ở huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc... Trước đây, người dân chỉ nuôi tôm vụ chính vào thời điểm xuân – hè, còn vụ đông do thời tiết lạnh, thậm chí rét đậm kéo dài, tôm nuôi chậm lớn và nhiễm dịch bệnh, nên các hộ dân gần như không nuôi. Tuy nhiên, sau này do có sự đầu tư về ao đầm và áp dụng kỹ thuật chăm sóc, nên nhiều người nuôi quanh năm với 3 vụ và đạt năng suất cao.
Hiện, trên địa bàn huyện Nghi Lộc có 1.491 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó nuôi mặn lợ 175 ha, sản lượng nuôi trồng 2.079 tấn. Những năm gần đầy, các hộ nuôi tôm ở Nghi Lộc chú trọng áp dụng công nghệ cao, tôm nuôi được quây kín trong các nhà bạt, đảm bảo an toàn về dịch bệnh, hạn chế tác động của thời tiết, nhất là những đợt rét đậm, rét hại, nên nhiều người nuôi quanh năm với 3 vụ.
Ông Phan Doãn Cương ở xóm Tiền Phong xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) cho biết vừa trải qua 2 vụ nuôi lãi không đáng kể, do giá tôm rớt xuống 110.000 đồng/kg, cùng đó giá thức ăn tăng cao. Song, kinh nghiệm cho thấy vào thời điểm cuối năm và đầu năm giá tôm thường tăng cao, nên gia đình ông vẫn mạnh dạn đầu tư thả con giống. Đến nay, tôm đã được 3 tháng tuổi, trọng lượng đạt khoảng 80 con/kg, hiện tại giá tôm đã tăng lên 140.000 đồng/kg, nhưng gia đình chưa bán, mà chờ xuất bán vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
“Mục đích là để tôm Nghi Tiến duy trì nguồn cung ổn định, luôn sẵn để cung cấp ra thị trường nhưng không để dôi dư cục bộ. Đồng thời, để giữ ổn định giá đầu ra của tôm thì các hộ nuôi tôm ở đây thỏa thuận với nhau trong việc giãn thời gian nuôi theo hình thức cuốn chiếu, gối nhau để tránh thu hoạch cùng lúc giúp điều chỉnh nguồn cung, tránh bị ép giá”, ông Cương cho biết.
Theo ông Nguyễn Bằng Phi - Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến cho biết, xã Nghi Tiến có 2,5 ha diện tích nuôi tôm, vụ đông này các hộ đều nuôi thả, nhưng số lượng ít hơn so với các vụ trước. Nguyên nhân vụ đông này nuôi ít là do tôm thương phẩm vụ chính rớt giá mạnh, phần lớn hộ nuôi tôm thua lỗ, hoặc lãi ít, cộng thêm tình hình dịch bệnh đang phức tạp nên nên các hộ đều hạn chế số diện tích nuôi. Tuy nhiên, với diện tích nuôi tôm vụ đông ít, thì dự đoán vào dịp cuối năm giá tôm sẽ tăng cao.
Huyện Quỳnh Lưu có gần 600 ha ao đầm nuôi tôm. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện, vụ đông này toàn huyện có khoảng 50 ha nuôi thả tôm. Trong số đó, một số diện tích sẽ thu hoạch trong dịp Noel, một số thu hoạch dịp Tết Nguyên đán và sau tết. Ông Bùi Xuân Trúc - Phó phòng Nông nghiệp huyện cho rằng, nuôi tôm vụ 3, thường như các năm trước giá tôm thương phẩm cao, nên mặc dù mật độ nuôi thấp, cùng với chậm lớn, nhưng người nuôi vẫn có lãi.
Với ông Hồ Mậu Thành, chủ đầm tôm ở xã Quỳnh Lương thì hiện nay tôm mới thả được hơn 1 tháng, phải sau Tết Nguyên đán mới xuất bán được. “Vụ đông thời tiết lạnh, tôm chậm lớn, nên thời gian nuôi kéo dài 4 – 5 tháng mới đạt trọng lượng dưới 100 con/kg để thu hoạch. Mặc dù vậy, giá tôm vào thời điểm này thường tăng cao, nên có lãi. Như các năm trước, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giá tôm thường nhảy lên 180.000 – 200.000 đồng/kg vẫn không có bán”, ông Thành cho hay.
Huyện Diễn Châu có 324 ha ao nuôi tôm thương phẩm, trong đó tôm vụ đông cũng được khá nhiều gia đình nuôi thả. Theo ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Vụ đông này, ngoài 10 ha ao đầm trong nhà lưới, còn có khoảng 90 ha ao đầm ngoài trời được nuôi thả tôm thương phẩm. Do người dân có kinh nghiệm với nghề nuôi tôm, bà con không thả một lần, mà rải vụ, nên thường xuyên có tôm bán với giá cao hơn nhiều so với tôm vụ chính.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.