KTNT - “Doanh nghiệp là một động lực của phát triển kinh tế. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nội dung đề ra các giải pháp xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ mong muốn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, góp ý để Chính phủ cùng các cơ quan tháo gỡ”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016.
Sáng 29-4, tại Hội trường Thống Nhất ( Thành phố Hồ Chí Minh), diễn ra hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016.
Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” cùng sự tham gia của các thành viên Chính phủ, các bộ ban ngành từ Trung ương cùng địa phương nhiều tỉnh trong cả nước.
Nhiều rào cản, nhiều trở lực cần được tháo gỡ.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Doanh nghiệp là một động lực của phát triển kinh tế. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nội dung đề ra các giải pháp xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ mong muốn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, góp ý để Chính phủ cùng các cơ quan tháo gỡ”.
Các đại biểu bên lề hội nghị
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới cách lãnh đạo. Chính phủ và các cơ quan bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trong nước và tiến tới xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. “Chống tiêu cực chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước, không hình sự hóa các quan hệ hành chính và các quan hệ kinh tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc đã báo cáo hoạt động của doanh nghiệp, hiến kế để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng. Theo đó, ông Lộc đề xuất Chính phủ ban hành một Nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ nhằm đảm bảo được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, và phục hồi phát triển doanh nghiệp. Trong đó cần phải thực hiện ngay các giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí hành chính để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Việc giảm lãi suất và giải quyết nợ xấu một cách thực chất, đẩy mạnh cải cách và minh bạch hóa hệ thống thu chi các khoản đóng góp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.....
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị
Nhiều kiến nghị.
Nhiều đại diện cộng đồng doanh nghiệp cũng đề nghị xóa bỏ chế độ chủ quản của các bộ, ngành và chính quyền địa phương với doanh nghiệp nhà nước, rà soát tổng thể các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc để tiến hành cải cách tương tự như doanh nghiệp nhà nước. Thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, đầu tư không đồng thời là cơ quan tổ chức các hoạt động xúc tiến. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh chuyển giao các dịch vụ công từ cơ quan quản lý nhà nước sang cho các tổ chức xã hội và thị trường.
Tại hội nghị, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đề nghị Chính phủ 8 nội dung: “Triển khai xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật hỗ trợ DNNVV, kiện toàn tổ chức chỉ đạo hỗ trợ DNNVV; xây dựng Luật về hội; xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia; tạo cơ chế khuyến khích các hiệp hội, nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho DNNVV, tạo hậu thuẫn bằng cơ chế: giảm thuế, lãi suất tái cấp vốn; có chương trình ưu đãi DNNVV tham gia chuỗi sản xuất; tạo cơ chế phát triển kênh phân phối; tạo cơ chế khuyến khích phát triển các khu cụm công nghiệp đủ cơ sở hạ tầng cho DNNVV; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công”.
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng trao đổi với các doanh nghiệp tại hội nghị
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ đề nghị một số nội dung: “Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính; áp dụng các giải pháp giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hành chính, tiền tệ; áp dụng các chuẩn mực toàn cầu về kế toán; mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp”.
Về vấn đề môi trường, đại diện hiệp hội mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Ssông Cửu Long; đồng thời mong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các doanh nghiệp, đại biểu chụp hình lưu niệm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Chiều nay, Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ, ngành đưa ra biện pháp tháo gỡ cho cộng đồng doanh nghiệp
Lại Hùng - Thái An
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.