Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 5 năm 2021 | 11:34

Nữ sinh mồ côi khát khao được tiếp tục đến trường

Bố mất khi em 3 tuổi, chưa học xong lớp 10 mẹ lại qua đời, ngoài việc khao khát được học để vượt lên nghịch cảnh, em Trần Thị Thiên Bình còn không có nhà để ở, phải sống lương tựa nhờ vào người thân.

Tuổi thơ đầy đau thương
 
Dù được cô giáo Hà Thị Dinh giới thiệu trước về hoàn cảnh của Bình, học sinh lớp 10 trường THPT Quang Trung (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), nhưng khi bước vào căn nhà cấp 4 nằm trong con ngõ nhỏ tại thôn Văn Hội, xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, chúng tôi như lặng người đi vì giữa căn nhà “trống huơ trống hoác” của bà ngoại em, bàn thờ bà Hà Thị Tuyn (SN 1965, mẹ em Bình) vẫn nghi ngút khói.
 
Giữa căn nhà “trống huơ trống hoác” là ban thờ đặt di ảnh của mẹ em Bình, 53 ngày qua, em Bình không được gặp mẹ, cảm nhận tình yêu từ mẹ nữa.
Giữa căn nhà nhỏ là ban thờ đặt di ảnh của mẹ em Bình, 53 ngày qua, em Bình không được gặp mẹ, cảm nhận tình yêu từ mẹ nữa.
Ngồi tựa mình trên ghế, hướng ánh mắt về phía ban thờ chị gái, bà Hà Thị Luyn (dì ruột của em Bình) thất thần nghĩ đến số phận hẩm hiu của người chị gái xấu số. Trong nỗi buồn ấy, bà Luyn kể: “Ngày trước vì gia đình nghèo khổ, bản thân chị gái tôi lại mắc bệnh hen suyễn bẩm sinh. Năm 2002 chị vào tỉnh Bình Phước sinh sống cùng em trai. Do cũng ở cái tuổi “quá lứa lỡ thì”, chị tôi gặp và lên duyên vợ chồng với anh Trần Đình Phước (người Quảng Trị). Những tưởng gia đình chị được êm ấm, nào ngờ tai họa ập đến, năm 2008 chồng chị tôi qua đời vì căn bệnh tai biến, để lại hai mẹ con. Lúc đó Bình mới được 3 tuổi. Sau khi bố mất Bình thường theo mẹ vào rừng nhặt hạt điều thuê. Thấy hai mẹ con chị khổ quá, tôi khuyên chị về quê, chị em rau cháo nuôi nhau qua ngày” – bà Luyn nghẹn lời kể.
 
Sau khi bố qua đời, tại nơi mảnh đất xứ người, 2 mẹ con Bình không có chỗ ăn, ở nên chính quyền xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tạo điều kiện xây cho căn nhà tình nghĩa rộng hơn 20m2 trên mảnh đất của người em trai.
 
Căn nhà tình nghĩa được các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước xây dựng làm chỗ che mưa, nắng, sớm tối đi về của hai mẹ con em Bình.
Căn nhà tình nghĩa được các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước xây dựng làm chỗ che mưa, nắng, sớm tối đi về của hai mẹ con em Bình.
Một mình chật vật nuôi con, sức khỏe lại yếu, khi Bình lên 4 tuổi, mẹ đành gửi em về quê cho dì nuôi nấng. Mọi sinh hoạt, ăn học của Bình từ đây được người thân trong nhà giúp đỡ thêm cặp với dì nuôi em.
 
Năm 2016, nhớ con, mẹ Bình đón em vào Bình Phước. Cuộc sống hai mẹ con vốn lam lũ tưởng bình yên, không lâu thì mẹ Bình đổ bệnh. Vì không có tiền chữa bệnh, nên khi bệnh trở nặng mẹ Bình mới đến bệnh viện và được chuẩn đoán mắc bệnh tim, xương khớp, rối loạn thần kinh…
 
Từ đó, hàng tháng mẹ Bình lên bệnh viện nằm điều trị theo chế độ bảo hiểm của hộ nghèo, ngày qua ngày ăn cơm từ thiện.
 
Lúc này, Bình không có người chăm sóc, đón đưa em đi học, trong suốt những năm học THCS Bình Minh (tỉnh Bình Phước), thương cho hoàn cảnh éo le của học trò nghèo, Bình được cô Trần Thị Ngoan, giáo viên trường THCS Bình Minh nhận làm người đỡ đầu. Cô Ngoan ân cần chăm sóc, đưa đón em sớm tối, chăm Bình như con ruột của mình.
 
Cuộc sống cùng cực, chắp vá... cứ thế được vài năm thì mẹ Bình qua đời, bỏ lại Bình một mình. Tuổi thơ như sụp đổ hoàn toàn trong em.
 
Lật lại tấm ảnh cũ của bố mẹ, em Bình như muốn tìm lại ký ức của người thân. Nhưng khi ngắm nhìn những bức ảnh ấy, ánh mắt em lại là sự cô đơn đan xem khó khăn hiện tại và tương lai mờ mịt phía trước.
Lật lại tấm ảnh cũ của bố mẹ, em Bình như muốn tìm lại ký ức của người thân. Nhưng khi ngắm nhìn những bức ảnh ấy, ánh mắt em lại là sự cô đơn đan xem khó khăn hiện tại và tương lai mờ mịt phía trước.
Mẹ Bình mất mới chỉ vẻ vẹn được 53 ngày, khăn tang vẫn còn đó, nỗi đau mất mẹ vẫn còn nguyên vẹn trên gương mặt em. Trò chuyện với chúng tôi, Bình cứ cúi gằm mặt xuống vì nỗi đau em đang gánh chịu: “Ngày bố mất em còn nhỏ chưa hiểu được rằng mình vừa mất bố, em nghĩ là mình còn mẹ. Dù cuộc sống thiếu thốn, nhưng em luôn được mẹ yêu thương, cô giáo, bạn bè quý mến động viên em học, vui buồn gì cũng có mẹ. Bây giờ thì cả bố và mẹ đều không còn, nhiều lúc em cô đơn buồn tủi và nhớ mẹ…” - Bình thút thít khi nói về người sinh thành ra em.
 
Bố, mẹ là chỗ dựa bình yên, là tình yêu vô điều kiện, là nơi vỗ về an ủi của Bình, nhưng 13 năm qua em Bình lại thiếu đi tình cảm của bố, đến nay em mất nốt mẹ.
 
Nâng bước, giúp em đến trường
 
Đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng Bình đã phải chịu cảnh mồ côi cả bố, lẫn mẹ. Trong khi bạn bè cùng trang lứa được sống trong sự thương yêu, đùm bọc của bố mẹ và người thân thì em phải ngậm nước mắt tiễn biệt 2 người thân yêu nhất.
 
Sau khi mẹ mất, Bình được người thân đón về Hải Dương sống và động viên giúp em bình tĩnh, vững tâm để tiếp tục con đường học tập.
 
Trường THPT Quang Trung nơi mà em Bình sẽ theo học suốt những năm còn lại.
Trường THPT Quang Trung nơi mà em Bình sẽ theo học suốt những năm còn lại.
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hy, Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung cho biết: “Trường hợp của em Bình tôi rất ấn tượng ngay ngày đầu gặp hai dì cháu. Hôm đó khoảng đầu tháng 5, trời thì mưa tầm tã, hai dì cháu lóc cóc cái xe đạp điện, lụp xụp áo mưa đến trường xin cho cháu Bình tiếp tục được theo học hết lớp 10. Sau khi trình bày hoàn cảnh sự việc, tôi đồng ý ngay và trực tiếp làm đơn xin nhập học cho em. Tôi chứng kiến không ít những trường hợp khó khăn của học sinh nhà trường, nhưng riêng em Bình là hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Tôi sắp xếp cho cháu theo học lớp cô Hà Thị Dinh để cháu hoàn thành chương trình lớp 10. Bước vào năm học tới nhà trường sẽ cố gắng có những hỗ trợ để giúp em sớm vượt qua khó khăn, hòa nhập cùng bạn trang lứa”.
 
Từ khi em về trường THPT Quang Trung theo học, cô Hà Thị Dinh luôn là người sát cánh, động viên em mỗi ngày đến lớp.
Từ khi em về trường THPT Quang Trung theo học, cô Hà Thị Dinh luôn là người sát cánh, động viên em mỗi ngày đến lớp.
Cô Hà Thị Dinh giáo viên chủ nhiệm em Bình chia sẻ: “Sau khi nhà trường tiếp nhận và giao em Bình theo học tại lớp tôi, biết được hoàn cảnh của em từ khi sinh ra cho đến nay em luôn nhận được sự yêu thương của tập thể. Sinh ra tại mảnh đất xa lạ, từ những người xa lạ còn yêu mến coi em như người nhà, nay em về quê hương theo học, không có lý gì quê hương không đùm bọc em. Bản thân tôi luôn chăn trở, canh cánh trong lòng về em, mong muốn giúp em được đến trường như các bạn”.
 
Sau khi mẹ mất, Bình sống và lương tựa vào dì Hà Thị Luyn, cuộc sống của dì cũng thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Chồng dì Luyn Bình cũng mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Dì Luyn một tay chăm sóc mẹ già và các con của dì, nay lại thay chị gái chăm nuôi em Bình.
 
Trước hoàn cảnh khó khăn ấy của Bình, rất cần sự giúp đỡ của nhà hảo tâm để em có một tương lai tương hơn những gì em đang hứng chịu.
 
==
 
Mọi sự giúp đỡ em Trần Thị Thiên Bình xin được gửi về:
  1. Dì Hà Thị Luyn, xóm 2 Văn Hội, xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
  2. Cô Hà Thị Dinh, giáo viên trường THPT Quang Trung, số TK 2302205043535, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhanh Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hảu Dương.
Phạm Trang - Trung Kiên
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top