Những ngày qua, không khí tại bến thuyền thuộc xã An Hòa luôn tấp nập bởi hàng chục chiếc tàu đánh ruốc về bến. Nhiều chiếc thuyền thúng của ngư dân liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ.
Những ngày qua, ngư dân ở xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) rất phấn khởi vì bội thu ruốc.
Những ngày qua, không khí tại bến thuyền thuộc xã An Hòa luôn tấp nập bởi hàng chục chiếc tàu đánh ruốc về bến. Nhiều chiếc thuyền thúng của ngư dân liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những giỏ ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái. Những lúc như thế, trên bến luôn có gần chục thương lái chờ mua ruốc.
Theo một thương lái, mấy ngày qua, bình quân mỗi ngày chị thu mua trên 1 tấn ruốc, giá dao động từ từ 270.000 - 320.000 đồng/giỏ (mỗi giỏ cân nặng từ 15 - 17kg - tùy theo kích cỡ của con ruốc). Anh Trương Như Nguyên, ngư dân ở xã An Hòa cho biết, nhờ điều kiện thời tiết trên biển trong những ngày qua khá tốt, nên vùng biển gần bờ (cách bờ khoảng 3 hải lý) xuất hiện một lượng ruốc khá dày. Bình quân mỗi phương tiện hành nghề lưới trũ, với 3 - 4 lao động tham gia khai thác trong đêm có thể thu được từ 120 - 150 giỏ ruốc. Muốn tỉ lệ thành công cao, mỗi chuyến biển đòi hỏi phải có người dày dạn kinh nghiệm coi ruốc nổi để chỉ điểm. “Tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng mùa ruốc năm nay hứa hẹn sẽ bội thu. Chúng tôi xuất phát từ 3 giờ sáng, đến 3 giờ chiều thì vào bờ, sau khi trừ chi phí tiền dầu, tiền ăn, mỗi chuyến anh em tôi lãi trên dưới 2 triệu đồng”, anh Nguyên phấn khởi nói.
Bên con thuyền nhỏ, niềm vui ánh lên trên đôi mắt người của ngư dân Nguyễn Văn Tánh. Anh Tánh nói: “Những ngày này ruốc xuất hiện khá nhiều ở khu vực gần bờ, có thuyền trúng đậm từ 2 - 3 tạ/thuyền/ngày, cho thu nhập cao. Anh em ngư dân rất phấn khởi và hy vọng một mùa biển bội thu”.
Chia sẻ thêm về nghề khai thác ruốc biển, lão ngư Huỳnh Văn Tấn, cho biết để đánh được ruốc, phải có người ở mũi thuyền làm nhiệm vụ cầm dây đòi, những người còn lại sẽ vung mành xuống nơi những đàn ruốc nhảy búng tanh tách đỏ au lọt vào mành rồi kéo lên. Cũng theo ông Tấn, ruốc biển sống ở vùng nước mặt, có màu trắng hồng, không bị nhiễm độc tố và rất tươi ngon. Con ruốc rất nhỏ nhưng lại theo đi đàn dày đặc nên ngư dân phải làm việc cật lực. Thông thường, với 3-4 lao động tham gia có thể khai thác từ 120-150 giỏ ruốc/đêm (mỗi giỏ nặng từ 15-17kg).
Xòe đôi bày tay sưng vù, chi chít vết nứt, lão ngư này bộc bạch: “Làm nghề này nặng nhọc, không dễ chút nào, người lúc nào cũng lom khom kéo mành, một ngày trở về lại thêm vài vết nứt trên tay. Thế nhưng, khi ruốc bán có giá, đem lại thu nhập cho người làm nghề, chúng tôi như quên đi nhọc nhằn”.
Bà con ngư dân ở đây cho biết, kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay, đây là đợt thứ 2 ngư dân ở đây liên tiếp trúng đậm ruốc trong khu vực khai thác gần bờ./.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.