KTNT - Nhiều hộ dân sống tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh đang hằng ngày phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, ô nhiễm không khí do Công ty Cổ phần may Phương Đông gây ra.
Liên tục xả khói thải
Công ty Cổ phần may Phương Đông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mua bán hàng may mặc, thuốc nhuộm và các sản phẩm ngành dệt may. Chi nhánh công ty Cổ phần may Phương Đông tại 22/14 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày công ty đi vào hoạt động, ngày ngày những cư dân sống gần công ty phải gánh chịu việc xả khói trong quá trình sản xuất. Ông Ba sinh năm 1954, một người dân địa phương đã sinh sống ở khu vực hơn 20 năm cho biết: “ Khói xả ra khiến chúng tôi rất ngột ngạt, buổi chiều khói xả ra đen cả một vùng luôn đặc biệt từ 16h chiều tới 18h hàng ngày. Mỗi lần khói xả ra kèm theo bụi bặm, cách đây hơn 2 tháng khu phố cùng cảnh sát khu vực đã vào kiểm tra nhưng hiện tại tình trạng này vẫn chưa được cải thiện”.
Khói thải từ Công ty may Phương Đông xả ra khu dân cư
Theo một cán bộ phường Tân Thới Nhất, quận 12, khói xả ra từ quá trình nấu hơi nước trong quá trình ủi sản phẩm, mỗi lần khói xả ra để nấu lượng hơi nước mới để ủi dễ hơn.
Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống cư dân
Hứng chịu trực tiếp luồng khói ô nhiễm xả ra ngoài môi trường, ông Dương Hoàng Liêm, phụ trách cơ sở hạ tầng của bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết: “Bệnh viện bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc xả khói của công ty Cổ phần may Phương Đông, do hệ thống cơ sở vật chất của bệnh viện tốt, trang bị phòng kín với hệ thống máy lạnh nên hạn chế tối đa việc hứng chịu việc ô nhiễm không khí từ việc xả khói của công ty”. Cũng theo ông Liêm, không riêng gì bệnh viện, mà nhiều người dân tại khu vực đặc biệt những hộ dân gần nhà máy chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn tới các vấn đề môi trường khác.
Anh Phạm Văn Tường, một sinh viên đã từng thuê trọ gần nhà máy bức xúc: “Hằng ngày phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, những cột khói đen ngòm được xả ra ngoài môi trường vào các buổi sáng, tối hàng ngày. Trong một thời gian ngắn sinh sống sức khỏe của tôi gặp các vấn đề nghiêm trọng, thường xuyên bị khó thở, các bệnh lý liên quan tới vấn đề hô hấp thường xuyên diễn ra, lo ngại tới sức khỏe tôi đã chuyển chỗ trọ nên tình hình sức khỏe có phần tốt hơn”.
Cách chỗ xả khói không xa, anh V, 49 tuổi quê Quảng Nam hiện đang thuê phòng trọ ở sát công ty Cổ phần may Phương Đông tỏ ra bức xúc khi chia sẻ với phóng viên: “Ở đây xả khói dữ lắm, giờ chưa thấy đâu phải tới chiều tối mới nhiều, thời điểm đó mới hoạt động mạnh. Mỗi lần xả khói tôi và gia đình cảm thấy khó thở, phải đóng toàn bộ cửa nhà và dẫn hai bé đi nơi khác để khỏi bị ảnh hưởng. Bé thứ 2 mới sinh 10 tháng tuổi phải thường xuyên đi thăm khám các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhiều khi muốn ý kiến nhưng không biết ý kiến tới ai bây giờ. Thôi thì mình ở đây mình phải chịu thôi”. Còn vợ anh V cho biết thêm: “Nhà em phải di tản mỗi lần công ty xả khói, còn những người ở trên nhà em một đoạn mới chịu ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng dữ lắm đặc biệt giờ trưa và giờ chiều, riết rồi không chịu nổi luôn”.
Chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại khu phố 3 phường Tân Thới Nhất cũng cho biết thêm: “Mỗi lần đốt lò hơi để phục vụ quá trình sản xuất của công ty thì khói bụi cùng tàn tro bay tứ tung”. Hàng trăm hộ gia đình đang sinh sống gần khu vực hoạt động của Công ty may Cổ phần Phương Đông cũng đang đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm không khí do khói thải nhà máy này gây ra.
Di dời các nhà máy gây ô nhiễm ở quận 12
UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch thí điểm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 gồm 21 cơ sở; trong đó có 16 cơ sở di dời vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, 2 cơ sở tự chuyển đổi ngành nghề và 3 cơ sở tự tìm địa điểm di dời khác. Thời gian hoàn tất việc di dời, chấm dứt hoạt động tại vị trí cũ trước ngày 31/12/2016. (Các cơ sở hoạt động ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bao bì…).
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.