Chiều 21/11, với 437/441 đại biểu tán thành, chiếm 89,00% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủy sản.
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủy sản trình Quốc hội xem xét thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, chiều ngày 27/10/2017, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Đa số ý kiến tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội và có thêm một số ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật. Sau phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.
Nhất trí cao với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủy sản với 441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, bằng 89,82% tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả biểu quyết: có 437/441 đại biểu tán thành, chiếm 89,00% tổng số đại biểu Quốc hội; 03 đại biểu không tán thành, chiếm 0,61%.
Luật Thủy sản gồm 9 chương, 105 điều, quy định về: bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; kiểm ngư; mua, bán, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
D.T
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.