Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2022 | 20:40

Sau Tết, nhiều địa phương nâng cao khả năng phòng, chống cháy, nổ

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng tổ chức cúng lễ với nhiều người đến tập trung thắp nhang, đốt vàng mã... dễ gây ra cháy nổ. Do vậy, các địa phương cần nâng cao khả năng phòng, chống cháy, nổ.

Cháy lớn trên đường Nguyễn Xiển - Hà Nội, lan ra nhiều cửa hàng

Một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại nhiều nhà hàng ăn uống, cửa hàng, công ty trên phố Nguyễn Xiển (H.Thanh Trì, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã huy động 10 xe cứu hỏa đến hiện trường tham gia dập lửa.

Theo nhân chứng, khoảng 11 giờ ngày 15/2, người dân sinh sống xung quanh hiện trường nhìn thấy khói đen bốc lên ngùn ngụt từ khu vực một nhà hàng ăn uống số 281 Nguyễn Xiển và có dấu hiệu cháy lan, đã hô hoán nhau sơ tán đồ đạc, gọi cứu hỏa tới hỗ trợ, ứng cứu. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nhiều tiếng nổ lớn đã phát ra.

 

258854585-324102109761872-3394308894925095787-n-9756.jpg
Vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại nhà hàng ở số 281 Nguyễn Xiển, sau đó lan sang nhiều cơ sở khác

 

Theo ghi nhận của phóng viên, ít nhất 4 cơ sở kinh doanh đồ ăn, quảng cáo,… bị ảnh hưởng; hơn chục cơ sở khác phải sơ tán tài sản ra bên ngoài, đề phòng cháy lan.

Ít nhất 8 xe cứu hỏa của Công an Q.Thanh Xuân, Công an H.Thanh Trì, Đại học PCCC, Bộ tư lệnh Thủ đô,… có mặt tại hiện trường tổ chức chữa cháy. Lực lượng CSGT, công an khu vực cũng được huy động phối hợp phân luồng giao thông, phục vụ chữa cháy.

Đến khoảng 12 giờ ngày 15.2, lực lượng chức năng đã huy động thêm 2 xe chữa cháy đến hiện trường hỗ trợ dập lửa. Một đoạn phố Nguyễn Xiển bị ùn ứ kéo dài.

TP. Biên Hòa chú trọng phòng cháy, chữa cháy ngay đầu mùa khô

Ngay sau Tết Nguyên đán 2022 là thời điểm nhiều gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng toàn tỉnh tổ chức cúng lễ với nhiều người đến tập trung thắp nhang, đốt vàng mã. Các hoạt động này thường quy tụ đông người trong một không gian nhỏ, nguồn lửa, nguồn nhiệt được duy trì liên tục, xung quanh bài trí nhiều tấm vải hoặc đồ thờ gỗ… làm nguy cơ cháy tăng cao.

Ngoài ra, do thời tiết hiện nay khô nóng kéo dài khiến các bãi cỏ, vườn rẫy, rừng dễ bắt lửa, bùng cháy, nhất là vào chiều tối. Điển hình như tối 11-2, tại khu bãi cỏ ven đường dẫn lên cầu Bửu Hòa (P. Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) đã xảy ra cháy khiến Công an TP. Biên Hòa phải mất nhiều giờ liền để dập tắt lửa hoàn toàn.

 

images2435174_t12_1.jpg
Công an TP.Biên Hòa kiểm tra các gian hàng kinh doanh các mặt hàng dễ cháy (nhang, vàng mã…) tại chợ Biên Hòa vào cuối tháng 1-2022. Ảnh: Đăng Tùng

 

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh cho biết, việc đốt nhang, đốt vàng mã nếu không kiểm soát kỹ ngọn lửa dễ dẫn tới vẫn còn các tia lửa cháy âm ỉ sẽ bùng lên (khi có gió) và bén vào các tấm vải, đồ gỗ thờ cúng. Việc này tương tự với các đám cháy vườn tràm, bãi cỏ khi ngọn lửa xuất phát từ các mẩu tàn thuốc cháy dở hoặc đám cháy rác, lá khô không được dập tắt hoàn toàn. Nguy hiểm hơn, do thường xảy ra vào chiều tối nên khi được phát hiện, các đám cháy đã có thời gian cháy tự do dài, việc chữa cháy kéo dài, thiệt hại lớn.

Bên cạnh đó, ngay sau Tết cũng rơi vào các dịp rằm tháng Giêng, lễ Valentine, ngày trẻ em, học sinh bắt đầu đi học trở lại nên nhu cầu mua sắm tăng cao, các cơ sở kinh doanh cũng chứa hàng nhiều hơn. Trong khi, đó lại là các mặt hàng dễ cháy như: giấy vàng mã, nhang, quần áo… kéo theo nguy cơ cháy còn tiềm ẩn tại các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy ngay từ đầu cao điểm mùa khô 2022, từ tháng 1/2022, lực lượng cảnh sát PCCC toàn tỉnh đã triển khai kiểm tra công tác an toàn PCCC trên diện rộng với nhiều loại hình cơ sở. Trong đó, tập trung vào các cơ sở kinh doanh, chợ, trung tâm thương mại và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự…

Đặc biệt, tại TP. Biên Hòa, từ trước Tết, cả Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ và Công an TP.Biên Hòa đều rà soát, kiểm tra công tác an toàn PCCC một số chợ truyền thống, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng. Lực lượng chức năng đã tập trung kiểm tra quá trình sắp xếp hàng hóa, phản ứng của đội PCCC cơ sở và nhất là việc chỉ dẫn, bố trí, duy trì sự thông thoáng của lối thoát nạn.

Đại úy Phạm Hồng Hòa, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an TP.Biên Hòa cho hay: “Thông qua việc kiểm tra, chúng tôi đã nhắc nhở đơn vị quản lý khắc phục các thiếu sót, đồng thời chấn chỉnh việc sắp xếp, lưu trữ hàng hóa trong gian hàng của các tiểu thương, kho của các trung tâm thương mại. Đồng thời, tại các gian hàng kinh doanh hàng hóa dễ cháy như các loại giấy, vải, chúng tôi chú ý đến bố trí hệ thống điện, thiết bị dùng điện”.

Bên cạnh đó, công an các địa phương còn phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, nhắc nhở công tác PCCC ở những cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, đặc biệt chú ý kiểm soát nguồn nhiệt, nguồn điện trong các gian thờ, trong quá trình tổ chức lễ. Đồng thời, phải bố trí lối thoát nạn, có người hướng dẫn, kiểm soát du khách đốt nhang, đốt vàng mã và chỉ dẫn thoát hiểm khi có sự cố. Riêng nguy cơ cháy cỏ, rác, vườn rẫy đã được công an cấp xã, cấp huyện liên tục tuyên truyền tới người dân, nhất là các hộ ven rừng, có diện tích rẫy lớn.

Nâng cao khả năng kiểm soát và hiệu lực phòng chống cháy rừng tại Cà Mau 

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Lê Văn Hải cho biết, tỉnh xác định phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô là nhiệm vụ cấp bách nên tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo hướng chủ động, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa thiệt hại. Chi cục Kiểm lâm cũng đã xác định rõ vùng trọng điểm cháy để từ đó chủ động biện pháp bảo vệ rừng phù hợp, không để bị động.

Ngành Khí tượng thủy văn nhận định, mùa khô 2021-2022 thời tiết diễn biến khá thuận lợi do có xuất hiện mưa trái mùa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình thời tiết diễn biến bất thường sẽ kéo theo nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn, nhất là vào những tháng cao điểm mùa khô khả năng cháy rừng cao.

Từ nhận định trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau yêu cầu tất cả chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức họp dân triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Qua đó có gần 5.000 hộ dân vùng rừng ký cam kết thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm nay.

Chi cục Kiểm lâm cũng chủ động đắp đập giữ nước, xây dựng chòi canh lửa, mua sắm bảng dự báo cấp cháy rừng, biển báo cấm lửa, biển báo cấm vào rừng…, hệ thống thông tin liên lạc, đường băng cản lửa và thực hiện một số công trình, hạng mục thuộc dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đến thời điểm này, khoảng 23.000ha rừng do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ quản lý đã khô cạn nhưng nguy cơ cháy ở mức thấp. Do vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau vẫn công bố cấp độ báo động cháy rừng.

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

Top