Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021 | 15:2

Sẽ thương mại hóa công nghệ mới bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại tại 40 quốc gia

Công nghệ PLINAZOLIN® sẽ kiểm soát sâu hại hiệu quả, đặc biệt đối với bọ xít, ve, bọ trĩ, sâu bướm, ruồi và bọ cánh cứng. Công nghệ này sẽ được thương mại hóa ở hơn 40 quốc gia và trên 40 loại cây trồng như đậu tương, ngô, gạo, bông, rau quả...

các-nhà-khoa-học-syngenta.jpg
Các nhà khoa học syngenta thử nghiệm thuốc BVTV tại khu nghiên cứu.

 

Syngenta vừa ra mắt giới thiệu công nghệ PLINAZOLIN® để kiểm soát côn trùng và sẽ giúp nông dân bảo vệ cây trồng khỏi nhiều loại sâu hại. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ PLINAZOLIN® tạo ra một tiêu chuẩn mới về hiệu quả kiểm soát sâu hại, đặc biệt là diệt trừ các loài sâu hại mà các sản phẩm hiện có không còn khả năng kiểm soát hiệu quả.

Theo các nhà khoa học, công nghệ này là một giải pháp hiệu quả trong các chiến lược quản lý tính kháng và thay thế các hóa chất cũ, kém hiệu quả hơn. Tính ổn định dưới ánh sáng mặt trời và khả năng chống chịu rửa trôi của công nghệ PLINAZOLIN® giúp kéo dài hiệu lực của thuốc sau khi phun và giảm số lần sử dụng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Công nghệ PLINAZOLIN® sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát sâu hại chưa từng có, đặc biệt đối với bọ xít, ve, bọ trĩ, sâu bướm, ruồi và bọ cánh cứng. Công nghệ này sẽ được thương mại hóa ở hơn 40 quốc gia và trên 40 loại cây trồng, bao gồm đậu tương, ngô, gạo, cà phê, bông và nhiều loại trái cây và rau quả. Công nghệ này cũng có tiềm năng được sử dụng trong các chương trình quản lý dịch hại chuyên nghiệp và trong lâm nghiệp cũng như ứng dụng xử lý hạt giống.

Công nghệ PLINAZOLIN® sẽ được thương mại trên thị trường Argentina với thương hiệu VIRANTRA ™. Đăng kí lưu hành cho các thị trường khác sẽ được thực hiện trong vòng 2-5 năm tới.

 

nhà-khoa-học-syngenta-trong-phòng-thí-nghiệm-1.jpg
Nhà khoa học Syngenta nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. 

 

Ông Jon Parr, Tổng giám đốc Ngành Nông dược Toàn cầu của Syngenta cho biết: “Sâu bệnh hại luôn là những thách thức lớn với người nông dân, đặc biệt khi biến đổi khí hậu làm cho hoạt động canh tác của nông dân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mang đến cho nông dân những giải pháp hiện đại và hiệu quả để bảo vệ cây trồng của họ chính là điều mà Syngenta hướng đến”.

Ông Jon Parr cho rằng, việc ra mắt công nghệ mới này là minh chứng cho cam kết của Syngenta trong việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và phát triển dài hạn các giải pháp sáng tạo và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất cây trồng theo cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường. Những người nông dân ở Argentina sẽ là những người đầu tiên được trải nghiệm và hưởng lợi từ công nghệ này khi sản phẩm sẽ được thương mại hóa tại quốc gia này.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top