Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2016 | 1:41

Sóc Trăng: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm, nhiệm vụ lớn

Sau 20 năm thành lập và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Nhân dịp Xuân Bính Thân, Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Đàm Lực Sĩ, Phó giám đốc phụ trách Bảo hiểm xã hội Sóc Trăng về những kết quả mà đơn vị đạt được trong thời gian qua.

Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật Bảo hiểm xã hội Sóc Trăng đã đạt được trong thời gian qua?

Khi mới thành lập, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Sóc Trăng chỉ có 4 phòng nghiệp vụ và 7 đơn vị huyện, thị là: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức (CB, CCVC) là 51 người.

Theo Quyết định số 99/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ban hành ngày 28/1/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, bộ máy tổ chức BHXH tỉnh gồm 11 phòng nghiệp vụ (tăng 2,75 lần so với năm 1995); BHXH huyện được tăng biên chế và được thành lập các tổ nghiệp vụ.

Sau khi bộ máy tổ chức được hoàn thiện, BHXH Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân trong tỉnh, góp phần định hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Toàn hệ thống BHXH tỉnh đã tập trung thực hiện mọi biện pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là đối với lao động khu vực ngoài Nhà nước. Nếu như năm 1995, ngành BHXH tỉnh quản lý 17.547 người tham gia BHXH bắt buộc thì đến cuối năm 2014 đã tăng lên 47.660 người (tăng 171,64%). Cùng với việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, toàn ngành đã triển khai tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (thực hiện từ năm 2008) và bảo hiểm thất nghiệp (từ đầu năm 2009). Nếu như năm 2008 số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 8 người với số tiền thu 10,5 triệu đồng thì đến cuối năm 2014 số người tham gia là 556 người. Bảo hiểm thất nghiệp, năm 2009 mới triển khai thực hiện, thu được 5,79 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014 thu được 45,65 tỷ đồng. Số người tham gia BHXH, BHYT đã được cấp sổ, thẻ đầy đủ, kịp thời theo quy định, giúp các cơ quan, đơn vị và người lao động ghi, xác nhận vào sổ BHXH của từng người để làm cơ sở cho việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH khi đủ điều kiện được kịp thời, đầy đủ và thuận lợi. Cấp đủ và kịp thời thẻ BHYT để người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh được thuận lợi và hưởng đúng chế độ BHYT theo quy định.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia các loại hình BHXH, trong những năm qua, số người tham gia BHYT cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2003 (năm đầu tiên BHXH tỉnh thực hiện tiếp nhận tổ chức, nhiệm vụ của BHYT chuyển sang), toàn tỉnh chỉ có 50.307 người tham gia thì đến cuối năm 2014 đã tăng lên 1.022.885 người, tỷ lệ bao phủ BHYT là 77,94% dân số trong tỉnh.

Ngoài công tác thu, phát triển đối tượng, BHXH tỉnh cũng quan tâm thực hiện kế hoạch thu và giảm nợ đọng. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ nợ đọng là 2,17% so với số phải thu, năm 2013 là 1,83%, năm 2014 chỉ còn 1,69%.

Mặc dù đối tượng thuộc diện quản lý chi trả hàng tháng không ngừng gia tăng nhưng công tác chi trả lương hưu và các chế độ BHXH vẫn được đơn vị thực hiện tốt. Năm 1995, đối tượng này là 1.353 người thì đến năm 2014 đã lên 6.020 người (tăng 4,45 lần). 

Trong thực hiện chế độ, chính sách từ năm 1995 đến nay, toàn ngành đã giải quyết cho 323.808 lượt người hưởng các chế độ BHXH với tổng số tiền 620,17 tỷ đồng, trong đó có 86.024 lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng  phục hồi sức khỏe với số tiền 198,77 tỷ đồng.

Ngoài ra, BHXH tỉnh còn thường xuyên chú trọng, tăng cường phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị thu, nộp BHXH, BHYT và thực hiện tốt các chế độ BHXH, BHYT cho người có đủ điều kiện hưởng, góp phần phòng ngừa tiêu cực, làm sai lệch chính sách. Thực tế, đã tiến hành kiểm tra được 1.877 cuộc. Qua kiểm tra đã truy thu BHXH, BHYT với số tiền 2,9 tỷ đồng;  thu nợ đọng 2,8 tỷ đồng; điều chỉnh tăng số thu 2,37 tỷ đồng; thu hồi số tiền chi sai quy định 3,5 tỷ đồng; cắt giảm hưu 05 trường hợp với số tiền 7,78 triệu đồng; cắt giảm 14 trường hợp mất sức lao động và 72 trường hợp hưởng tuất hàng tháng…

Theo ông, đâu là nguyên nhân của những thành công này?

Sau 20 năm xây dựng và phát triển đã khẳng định, BHXH tỉnh Sóc Trăng luôn thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch trên giao, thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT, phục vụ ngày càng tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Có được kết quả đó là do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi luôn tranh thủ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, sở, ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện của bộ, ngành Trung ương. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện BHXH, BHYT. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đổi mới chính sách tài chính về BHXH, BHYT, bảo đảm ngân sách đóng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách, người nghèo trong xã hội. Từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về chính sách BHXH, BHYT, xác định chính sách BHXH, BHYT là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, mang ý nghĩa nhân đạo và tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc trong hệ thống an sinh xã hội, xem đó là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Có chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện, thực hiện BHYT bắt buộc toàn diện và có chế tài cưỡng chế cương quyết đối với những hành vi trốn tránh tham gia BHXH, BHYT.

Cùng với chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân, chúng tôi cũng tập trung từng bước nâng cao năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT thông qua công tác đào tạo. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, tránh gây phiền hà, làm mất niềm tin của nhân dân đối với chính sách BHXH, BHYT. Và quan trọng là, CB,CCVC ngành BHXH phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp, yêu ngành, phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn.

Xin ông cho biết những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của BHXH Sóc Trăng từ nay đến năm 2020?

Chúng tôi xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài vẫn là đẩy mạnh việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN); tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội tại địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm được giao hàng năm. Chủ động bám sát kế hoạch của BHXH Việt Nam, tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành đoàn thể đề xuất các giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Tích cực thực hiện tốt chương trình, kế hoạch cải cách thủ tục hành chính; đầu tư trang thiết bị CNTT, ứng dụng kịp thời các phần mềm trong nghiệp vụ. Đến nay, các lĩnh vực hoạt động quản lý hầu hết được thực hiện bằng các chương trình phần mềm như: phần mềm xét duyệt trợ cấp chế độ BHXH; thống kê chi phí khám, chữa bệnh; kế toán, quản lý thu; in cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý văn thư, lưu trữ..., nhờ vậy, quản lý chặt đối tượng, xét duyệt, giải quyết nhanh chóng các chế độ BHXH, BHYT cho người thụ hưởng. Hiện, đơn vị đã cập nhật, nâng cấp các phần mềm, đồng thời cài đặt các phần mềm xét duyệt, xét duyệt OĐTS, BHXH_NET để liên kết với phần mềm kế toán, một số phần mềm hỗ trợ cho việc truyền dữ liệu giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, đáp ứng yêu cầu mô hình một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết chế độ, chính sách.

Tổ chức thực hiện tốt công tác giải quyết chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng; quản lý chặt chẽ quỹ BHXH, BHYT, thu, chi đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, thất thoát quỹ BHXH, BHYT.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2015-2020

Phấn đấu đến năm 2020 có từ 50% trở lên lực lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc. Có từ 40% trở lên lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 85% dân số tham gia BHYT, trong đó, BHYT bắt buộc đạt 78,25% dân số.

Thái Đào (thực hiện)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top