Sắn là cây nguyên liệu chính để sản xuất cồn Ethanol làm nhiên liệu phối trộn thành xăng sinh học. Ước tính tổng nhu cầu E100 để pha chế E5 RON 92 là khoảng 267.850m3/năm (267,850 triệu lít cồn/năm, tương đương 212.003 tấn cồn/năm). Để có được E100 đó cần khoảng 604,209 tấn sắn khô/năm, tương ứng 1.510.521 tấn sắn tươi/năm. Bởi vậy, có thể khẳng định, việc sử dụng xăng sinh học E5 chính là một giải pháp thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
Nguồn sắn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất Ethanol.
Nguyên liệu đủ cho nhu cầu chế biến cồn Ethanol
Hiện nay, việc cung cấp Ethanol nhiên liệu để phối trộn lượng xăng sinh học E5 RON 92 chủ yếu từ hai nhà máy nhiên liệu sinh học của Công ty TNHH Tùng Lâm với tổng công suất 200.000m3/năm (200 triệu lít/năm), đủ để phối trộn 3,9 triệu mét khối xăng sinh học E5 RON 92/năm.
Ngoài ra, hiện trong nước còn hai nhà máy khác công suất 100.000m3/năm (100 triệu lít/năm) tại Dung Quất (Quảng Ngãi) và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy này đang khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch để hoạt động trở lại, dự kiến khởi động lại vào cuối năm 2017. Như vậy, khi cả bốn nhà máy cung cấp Ethanol nhiên liệu đi vào hoạt động với 100% công suất thiết kế thì nguồn cung sẽ đạt 400.000 m3/năm trong khi yêu cầu mới chỉ là gần 270.000m3/năm.
Sắn là cây nguyên liệu chính để sản xuất ra Ethanol làm nhiên liệu phối trộn cho xăng sinh học.
Ước tính, tổng nhu cầu E100 để pha chế E5 RON 92 khoảng 267.850m3/năm (267,850 triệu lít cồn/năm, tương đương 212.003 tấn cồn/năm), cần khoảng 604,209 tấn sắn khô/năm, tương ứng 1.510.521 tấn sắn tươi/năm.
Cây sắn được trồng từ Bắc tới Nam với diện tích khoảng 550.000ha, tuy nhiên, tập trung ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Diện tích sắn toàn quốc phát triển ổn định trong giai đoạn 2010 -2016.
Năm 2016, tổng sản lượng sắn củ tươi của Việt Nam đạt khoảng 10,91 triệu tấn (sau 5 năm sản lượng tăng 2,314 triệu củ sắn tươi). Theo thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam, nhập khẩu sắn tươi làm nguyên liệu sản xuất tinh bột sắn khoảng 1 triệu tấn, nhập khẩu sắn lát khô khoảng 0,06 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ sắn củ tươi trong năm 2016 khoảng 14,84 triệu tấn (khoảng 7,19 triệu tấn làm nguyên liệu sản xuất tinh bột sắn, 1,35 triệu tấn làm thức ăn chăn nuôi, 2,0 triệu tấn làm sắn lát phơi khô, 0,6 triệu tấn dùng sản xuất cồn Ethanol, còn lại dùng xuất khẩu ở dạng sản phẩm khác từ sắn).
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các vùng trồng sắn trên cả nước, trong đó có tính đến các nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất Ethanol nhiên liệu cũng như các mục đích khác. Bộ cũng đã xây dựng và triển khai chương trình phát triển giống mới đối với cây sắn để đáp ứng nhu cầu theo lộ trình. Nhờ việc đưa các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác phù hợp, năng suất sắn tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2016, sau 5 năm, năng suất tăng 12,9 tạ củ tươi/ha, năng suất sắn bình quân của cả nước năm 2016 đạt 19,17 tấn/ha.
Từ tình hình triển khai thực hiện sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, các nhà máy sản xuất E100, hệ thống các trạm phối trộn xăng E5 RON 92 trên cả nước thấy, nguồn cung xăng sinh học E5 RON 92 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường khi thay thế toàn bộ xăng khoáng RON 92 bằng xăng nhiên liệu sinh học E5 RON 92 kể từ ngày 1/1/2018.
Góp phần phát triển nông nghiệp
Ngành nông nghiệp có đủ năng lực để trồng trọt và cho sản lượng sắn đảm bảo cung cấp 1.510.521 tấn sắn tươi/năm làm nguyên liệu dùng cho sản xuất Ethanol để phối trộn cho xăng sinh học E5 RON 92.
Để có sản lượng như vậy làm nguyên liệu sản xuất Ethanol, ngành sắn thu hút khoảng 50.000 lao động trong các nhà máy, cơ sở chế biến và trên 1,2 triệu lao động trồng sắn. Trồng sắn vừa bảo đảm được nguồn nguyên liệu phong phú, vừa mang lại nguồn thu nhập cho nông dân. Ngoài lợi ích về giá trị kinh tế, cây sắn còn có giá trị lớn về an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và xã hội do được trồng chủ yếu ở các vùng miền núi, vùng xa, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Như vậy, dùng xăng sinh học E5 RON 92 vừa giảm được ô nhiễm môi trường, vừa góp phần giúp nền nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống của nông dân.
Ngọc Thủy
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.