Lễ hội mừng lúa mới thường được người Xơ Đăng ở Kon Tum tổ chức vào khoảng tháng 10 (âm lịch), khi lúa chín rộ, đồng bào bắt đầu việc thu hoạch, cũng là lúc bà con chuẩn bị mở hội ăn mừng lúa mới.
Các gia đình chủ động sửa sang nhà như: thay phên mới, sửa lại cầu thang, dọn dẹp các đồ vật. Những vật dụng cũ, hư hỏng không bị bỏ đi mà được sắp xếp xung quanh nhà ở những nơi dễ nhìn thấy. Người Xơ Đăng cho rằng, làm như vậy để thần lúa khi từ rẫy về nhà vẫn nhận ra và phù hộ cho một mùa màng mới bội thu.
Báo Kinh tế nông thôn số 1/2019 giới thiệu một số hình ảnh lễ hội vừa được tái hiện tại Làng Văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Già làng thực hiện nghi thức cúng thần nước trước khi lấy nước tại con nước đầu làng.
Hình ảnh quen thuộc của những người phụ nữ trong buôn làng vào các ngày lễ hội.
Ba cô gái được buôn làng chọn để đi lấy nước trong buổi lễ mừng lúa mới.
Già làng Xơ Đăng thực hiện lễ cúng mừng lúa mới.
Già làng và người dân dẫn đoàn đi lấy nước từ đầu làng để về thực hiện nghi lễ mừng lúa mới.
Những ống nứa chứa nước được mang về bếp đun nước để uống mừng lúa mới về nhà rông.
Đồng bào buôn làng Xơ Đăng uống rượu cần trong ngày lễ mừng lúa mới.
Già làng cùng người dân trong buôn làng Xơ Đăng đi lấy nước về mừng lúa mới.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.