Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 2 năm 2018 | 23:14

Tết của người Dao Tiền

Cứ đến độ Xuân về, cũng là lúc người Dao Tiền, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tạm gác lại mọi công việc sản xuất để chuẩn bị đón Tết, vui Xuân và chào đón năm mới.

dao-tien.jpg

Những phụ nữ trong gia đình chuẩn bị gói bánh chưng cúng Tết.

Người Dao Tiền không gói bánh chưng vuông mà gói bánh chưng dài. Trong gia đình, người phụ nữ chuẩn bị gạo nếp, lá dong, còn người đàn ông chọn những tờ giấy xanh, giấy đỏ, những tấm giấy bản, cắt thành từng mảnh dài dán lên bàn thờ tổ tiên và cửa nhà. Công việc chuẩn bị rộn ràng, tất bật để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ông bà và chào đón năm mới.

Sau khi tất cả các lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, thầy cúng được gia chủ mời về làm lễ cúng giải hạn, để xua đi tất cả những điều không may mắn trong năm cũ. Thầy cúng đại diện cho gia chủ mời gia tiên về ăn Tết với gia đình, báo cáo quá trình một năm lao động, cầu xin tổ tiên phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, may mắn và bình an; cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Sau bữa cơm tất niên, mọi người trong gia đình đều phải đi tắm rửa sạch sẽ, thay những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình để đón Tết. Sáng mồng Một Tết, cả nhà dậy thật sớm, chuẩn bị bữa cơm đón chào năm mới. Khi người thân, họ hàng làng xóm đến xông nhà, chúc Tết thì gia chủ dùng một chén rượu để mời mọi người, chúc nhau sức khỏe, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, làm ăn phát đạt, mọi nhà hạnh phúc.

Đã thành thông lệ, ngay trong dịp Tết, các gia đình người Dao Tiền ở xã Kim Bình đều tổ chức thành từng đoàn, hoặc từng nhóm lên khu đồi Nà Loáng thăm khu di tích lịch sử quốc gia Kim Bình, nơi 66 năm về trước, vào tháng 2-1951 đã diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại đây, họ cùng nhau thắp nén hương thơm, báo công lên Bác những thành tích trong một năm qua về lao động sản xuất và kết quả học tập của con cháu. Những người lớn tuổi chia sẻ, răn dạy con, cháu thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào và biết trân trọng, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Chị Bàn Thị Thương, thôn Bó Củng, xã Kim Bình cho biết: "Đã thành nếp, Tết năm nào cũng vậy, chúng tôi thường được các ông bà đưa đến thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Tại đây, chúng tôi được các ông bà kể lại truyền thống đón Tết của người dân tộc Dao Tiền. Chúng tôi rất tự hào về truyền thống của dân tộc quê hương mình".

Hải Chung

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top