Lúa “ma” mọc tràn lan khắp cách đồng khiến cho nhiều hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn khi trồng lúa chỉ để nuôi trâu, bò. Lúa “ma” sinh trưởng và phát triển như cây lúa bình thường, nhưng khi hạt đang xanh đã rụng sạch.
Mấy năm trở lại đây, tại những cánh đồng trên địa bàn xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) xuất hiện những cây lúa “ma” mọc xen lẫn trong lúa. Ban đầu chúng chỉ xuất hiện một khóm nhỏ, nhưng chỉ trong vòng vài năm chúng đã nhanh chóng lan rộng ra khắp cánh đồng.
Chị Trần Thị Bình (SN 1975) trú tại thôn Bái Đông, xã Quảng Long cho biết: “Năm 2013, sau khi chuẩn bị thu hoạch lúa thì tôi phát hiện có vài hàng lúa tự hiện rụng hết hạt. Ban đầu tôi chỉ nghĩ là do chim hoặc vịt phá hoại. Nhưng mấy vụ sau thì thấy hiện tượng này lan rộng khắp cánh đồng nên chúng tôi đã báo cáo lên cơ quan chuyên môn nhờ giúp đỡ”.
Cũng theo chị Bình, lúa “ma” mọc rất nhanh, thân cứng và khỏe hơn cây lúa bình thường, hạt của lúa ma thường có sợi dài khoảng 1,5cm. Chỉ cần cày bừa xong vài hôm lúa “ma” đã mọc lên nhanh chóng chẳng khác gì được reo cấy. Nhưng khi gần chín lúa lại rụng hết hạt, chính vì vậy mà giống lúa lạ này được người dân địa phương gọi là lúa “ma”.
Từ một đám lúa rất nhỏ lúa “ma” nhanh chóng mọc lan rộng, không chỉ một cánh đồng mà lan ra toàn bộ những cánh đồng gần đấy, khiến cho lúa truyền thống không mọc lên được. Hàng chục heta ruộng phải bán rẻ với giá 2 trăm nghìn/ sào cho trâu bò hoặc phải bỏ hoang.
Để ngăn chặn tình trạng lây lan của lúa “ma” nhiều hộ dân đã tìm mọi biện pháp nhổ, phun thuốc cỏ cháy, thậm chí múc bỏ một lớp đất, nhưng vẫn không có hiệu quả.
Bà Lê Thị Lý (SN 1969) trú tại thôn Bái Đông cho biết: “Sau khi thấy lúa ma mọc nhiều, chúng tôi đã tìm mọi biện pháp ngăn chặn, từ nhổ, đến phun thuốc cỏ cháy... nhưng đâu vẫn vào đấy, lúa ma không những không hết mà còn lan rộng ra các cánh đồng khác”.
Ông Bùi Công Rạng, Bí thư Chi Bộ kiêm Trưởng thôn Bái Đông cho biết: “Cách đây khoảng 5 năm, ở thôn Bái Đông đã bắt đầu xuất hiện lúa ma, nhưng không ai để ý và nghĩ là do chim hoặc vịt phá hoại nên lúa rụng hết hạt. Vài năm trở lại đây lúa ma mọc nhanh chóng, không có biện pháp nào để ngăn chặn. Chúng tôi đã kiến nghị lên chính quyền và được các cơ quan chuyên môn về kiểm tra rồi đưa ra kết luận do lẫn cơ giới canh tác hoặc lẫn trong giống lúa nên cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân không nên gieo sạ mà nên cấy để tránh lây lan, chúng tôi đã làm theo nhưng vẫn không có hiệu quả”.
Không đành lòng nhìn những cánh đồng bị mất trắng vì lúa ma, nhiều hộ dân đã đề nghị xin được hỗ trợ vì mọi thu nhập của họ chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Tuy nhiên, phía chính quyền lại trả lời đây chỉ là do dẫn tạp chất chứ không phải do thiên tai.
Ông Hồ Xuân Hương, Chủ tịch xã Quảng Long cho biết: “Tình trạng lúa ma mọc ở các cánh đồng tại địa phương đã diễn ra rất lâu, nhưng 2 năm nay tình trạng này diễn ra mạnh hơn khiến cho các hộ dân phải bỏ cả ruộng. Trong toàn xã có 317 ha lúa thì có hơn 10 ha đã bị lúa ma lây lan, nhiều nhất ở 3 thôn Lộc Long, Bái Đông, Thổ Ngõa”.
“Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền xã đã làm báo cáo gửi lên Phòng Nông nghiệp huyện để tìm biện pháp xử lý. Cán bộ Khuyến nông huyện đã xuống kiểm tra và khuyến cáo bà con nên nhổ bỏ và không nên gieo sạ để tránh lây lan, vì lúa ma có đặc tính như cây lúa nên không có thuốc nào để giệt trừ. Tới đây chúng tôi tiếp tục làm báo cáo gửi huyện đề nghị mời các phòng chuyên môn của tỉnh về nghiên cứu tìm biện pháp ngăn chặn loại lúa lạ này”. Ông Hương cho biết thêm.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.