Vào những ngày vừa qua trên những cánh đồng thuộc các xã Trường Sơn, Tượng Văn, Trường Giang, Thăng Bình… của huyện Nông Cống, chúng tôi ghi nhận được một hình ảnh khá quen thuộc vào ban đêm, thời điểm mà các thành viên quây quần bên mâm cơm gia đình, hay cùng nhau thưởng thức những trận bóng đá của mùa hè, thì ở ngoài đồng một bộ phận lớn người nông dân hăng say sản xuất vụ hè thu.
Thửa ruộng nhà cô Lan luôn tràn ngập tiếng nói, cười.
Thời tiết những ngày vừa qua khá khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên tới 39 độ C thì ban đêm được coi là thời gian để gieo cấy thuận lợi nhất. từ khoảng 7h tối trên các thửa ruộng những đốm sáng le lói bắt đầu xuất hiện di chuyển chậm chạp tạo nên một bức tranh đồng quê tĩnh lặng nhưng đầy sắc màu, tiến lại gần hơn mới cảm nhận được không khí sản xuất vụ hè thu nơi đây người hát, kẻ hò đùa vui như mở hội, để xua tan bao nhiêu mệt nhọc, vất vả của nghề nông.
Ánh sáng chủ yếu giúp người nông dân gieo cấy phát ra từ chiếc đèn pin, nó được đeo trên đầu để tiện di chuyển và quan sát.
Ghi nhận vào lúc 20h30 tại thửa ruộng nhà cô Nguyễn Thị Lan (thôn Phúc Thọ, xã Trường Sơn), cô cho biết: “Cô bắt đầu xuống đồng cấy hôm 17-6, nhưng năm nay do trời nắng nóng nên cô thường bắt đầu đi cấy từ lúc 3h sáng cho đến 10h trưa và tiếp tục từ 2h chiều cho đến 8-9h tối”.
Được biết, ban ngày nhiệt độ ngoài trời cao, nước ở các thửa ruộng rất nóng nếu gieo cấy vào thời điểm trên sẽ gây ra héo mạ, thui chột mạ, nên ban đêm là thời điểm thích hợp để người nông dân gieo cấy vừa mát trời mà mạ dễ bén rễ sinh trưởng tốt.
Thửa ruộng cô Tâm xã Trường Giang vào lúc 21h30p.
Chỉ với chiếc đèn pin nhỏ, gọn treo trên đầu là người nông dân ở đây có thể cấy đến 9-10h tối. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những bất lợi không nhỏ, vì ban đêm nên tốc độ gieo cấy lúa bị giảm, hàng với hàng không thẳng nhau.
Việc sản xuất vụ mùa vào ban đêm rất thích hợp cho các xã có làng nghề truyền thống như xã Trường Giang, vì ban ngày nhiệt độ cao không gieo cấy được, thì những đôi tay chăm chỉ lao động ấy lại thoăn thoắt với những đường kim mũi chỉ đã là thương hiệu.
Có mặt tại thửa ruộng nhà cô Ngô Thị Tâm thôn 5 Tuy Hòa, xã Trường Giang lúc 21h30p cô chia sẻ: “Ban ngày nắng nóng cô ở nhà may nón kiếm thêm thu nhập, khi trời dịu bớt nắng cô mới ra đồng. Buổi sáng cô thường đi cấy vào lúc 2h sáng đến 10h trưa, và buổi chiều thì cô ra đồng lúc 3h chiều rồi cấy đến 10-11h đêm, có hôm cô cấy đến 12h đêm”.
Thực hiện kế hoạch đã đề ra, toàn huyện dự kiến sẽ gieo cấy 10.685ha. Theo báo cáo mới nhất của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Cống, tính đến thời điểm hiện tại trong toàn huyện đã hoàn thành 50% diện tích gieo cấy, các giống lúa năm nay chủ yếu là SV181, Q5, Khang Dân. Với thời tiết diễn ra thất thường, khắc nghiệt như hiện nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng khuyến cáo và con nên tranh thủ thời điểm trời mát như buổi chiều, buổi tối để gieo cấy vì lúc này lúa sẽ sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và đỡ công chăm bón.
Đình Ban
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.