Bên cạnh các loại cây rau màu truyền thống như lạc, dưa gang, đậu xanh..., gần đây, người dân vùng cát xã Triệu Vân (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa mướp đắng vào trồng và mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Vườn mướp đắng ở Triệu Vân, Triệu Phong.
Những năm qua, ngoài thời gian đi biển, ông Đinh Thanh Nguyệt ở thôn 9 đã trồng trên diện tích đất cát của gia đình các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong đó, mướp đắng được ông đưa vào trồng từ năm 2012, mỗi vụ trồng 150-200 cây.
Năm 2015, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng chỉ với 150 cây mướp đắng trên 0,6 sào đất vườn của gia đình, ông Nguyệt thu được gần 2 tấn quả. Với giá bán trung bình 13.000 đồng/kg, trừ chi phí, mang lại cho ông thu nhập gần 25 triệu đồng. Năm 2016, theo tính toán của ông Nguyệt, cứ 3 ngày ông hái mướp đắng một lần, mỗi lần từ 80 - 100kg trái, thời gian thu hoạch trong vòng 3 tháng. Với giá bán 20.000-30.000 đồng/kg, gia đình ông thu về khoảng 40 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng mướp đắng, ông Nguyệt cho biết: Mướp đắng thích hợp với đất cát có pha mặn nhẹ như ở Triệu Vân. Lúc trồng chỉ cần đảm bảo đúng mật độ cây cách cây khoảng 1,5 m, làm giàn rộng 3-4m. Giàn mướp nên làm cao trên 1,5m, tạo không gian thoáng đãng để cây có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời. Sử dụng phân hữu cơ sinh học kết hợp với phân chuồng hoai mục để bón lót; thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, tỉa lá để cây phát triển tốt là được.
Từ hiệu quả kinh tế của cây mướp đắng, ban đầu chỉ vài hộ trồng, đến nay, toàn xã Triệu Vân phát triển được hơn 35ha, tập trung ở thôn 9. Trừ chi phí, mướp đắng cho thu từ 100-150 triệu đồng/ha/năm.
Ông Hồ Xuân Đức, Phó chủ tịch UBND xã Triệu Vân, cho biết: Xã còn gần 190ha đất cát chưa sử dụng nên trong những năm tới, UBND xã sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan như Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn, Hội Nông dân mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mướp đắng và nhiều loại rau màu khác; đồng thời tiếp tục vận động nông dân đầu tư mở rộng diện tích, từng bước đưa mướp đắng trở thành cây trồng chủ lực trên vùng đất cát Triệu Vân.
Thục Quyên
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.