Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2019 | 11:1

Thừa Thiên - Huế: Những điểm nhấn của ngành Giáo dục và Đào tạo

Trong năm 2019, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế bên cạnh những điểm nhấn tích cực vẫn còn nhiều điều cần hoàn thiện.

Thẳng thắn với những tồn tại cần khắc phục… 

Lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý, thầy cô giáo trong ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa hài lòng với kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, trong phổ điểm của kỳ thi này, tỉnh chỉ xếp thứ 27 cả nước và rõ ràng kết quả này chưa tương xứng với những tiềm năng tỉnh này về giáo dục. 

Xét về truyền thống học tập, từ trước đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Điển hình như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh... hay mới đây là Hồ Đắc Thanh Chương, Hồ Ngọc Hân – là những nhà vô địch của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia... và nhiều tài năng xuất chúng khác.

Theo kết quả của phổ điểm Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ xếp thứ 27 cả nước.
Theo kết quả của phổ điểm Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ xếp thứ 27 cả nước.

 

Về quy mô và tầm vóc các cơ sở giáo dục, tỉnh Thừa Thiên - Huế có hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp bậc đào tạo từ mầm non đến đại học và sau đại học. Trong hệ thống ấy nhiều trường có bề dày truyền thống, có chất lượng đào tạo cao nổi tiếng khắp cả nước như: Trường THPT Quốc học Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng, các trường/khoa trực thuộc Đại học Huế (Đại học Sư phạm, Đại học Y, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế…), Trường THCS Nguyễn Tri Phương... 

Các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đều hết sức thuận lợi cho sự phát triển giáo dục. Và, mới đây tại một buổi đối thoại trực tuyến diễn ra trong tháng 7/2019 do UBND tỉnh tổ chức trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên - Huế về chủ đề “Quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh”, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, những năm qua, tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng có sự thay đổi tích cực. Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới hình thành với hạ tầng đô thị đồng bộ, đem lại bộ mặt đô thị khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Các khu vực dân cư được quy hoạch đầy đủ, bố trí các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, công cộng cơ bản đáp ứng từng bước và hoàn thiện đối với các khu dân cư mới được hình thành… 

Ngoài ra, những hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học sinh bị bỏ lại phía sau, bệnh thành tích trong giáo dục và tư tưởng coi trọng bằng cấp, coi trọng điểm thi hơn chất lượng thực tế... đâu đó vẫn còn tồn tại và đòi hỏi lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành, các thầy cô giáo và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phải nỗ lực, chung tay khắc phục. 

Nhiều điểm sáng

Xác định những tồn tại trong ngành giáo dục, lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng đưa ra những quyết sách, biện pháp để khắc phục. Cụ thể như: 

Vào tháng 6/2019, lần đầu tiên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã gặp mặt tuyên dương – khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và Thi tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019 – 2020.

Lễ Gặp mặt tuyên dương - khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và Thi tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019 – 2020 là “cú hích” cho các bậc phụ huynh, ban ngành, đặc biệt là bản thân các em học sinh khóa sau nỗ lực phấn đấu để cải thiện, phát huy truyền thống hiếu học vốn có xưa nay của vùng đất Cố Đô.
Lễ Gặp mặt tuyên dương - khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và Thi tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019 – 2020 là “cú hích” cho các bậc phụ huynh, ban ngành, đặc biệt là bản thân các em học sinh khóa sau nỗ lực phấn đấu để cải thiện, phát huy truyền thống hiếu học vốn có xưa nay của vùng đất Cố Đô.
 

Theo ông Nguyễn Tân, Giám Sở Giáo dục và Đào tạo (thời điểm diễn ra sự kiện trên đang là Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo) tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và đã tổ chức khen thưởng cho các em học sinh tham gia đoạt giải trong các kỳ thi olympic quốc tế, thi quốc gia… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh khen thưởng cho các em học sinh có thành tích cao trong thi THPT quốc gia và thi vượt cấp. 

"Buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí long trọng nhưng thân mật, gần gủi. Việc tổ chức khen thưởng cho các em học sinh lần này chính là “cú hích” cho các bậc phụ huynh, ban ngành, đặc biệt là bản thân các em học sinh khóa sau nỗ lực phấn đấu để cải thiện, phát huy truyền thống hiếu học vốn có xưa nay của vùng đất Cố Đô", ông Tân rất tâm đắc về buổi lễ. 

Tiếp đến, trong một buổi sáng tháng 10/2019, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này có chuyến kiểm tra đột xuất và dự giờ tiết học đạo đức tại một số trường học trên địa bàn TP.Huế. 

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm sát sao đến ngành giáo dục tỉnh nhà.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm sát sao đến ngành giáo dục tỉnh nhà.

 

Nói chuyện với Ban giám hiệu các trường đến thăm trong chuyến kiểm tra đột xuất và dự giờ nói trên, Chủ tịch tỉnh chia sẻ, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ được xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính chiến lược trong phát triển giáo dục nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ bồi dưỡng nhận thức về các chuẩn mực xã hôi mà còn góp phần định hình, phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người. Đồng thời, giáo dục truyền thống quê hương, đất nước để các em có quyền tự hào về lịch sử, con người và văn hóa Huế, để các em hướng về cội nguồn, tổ tiên, cốt cách Huế. 

Đây chỉ là một trong số những hành động, những quyết sách thiết thực thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch tỉnh, các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế đối với ngành giáo dục tỉnh này. 

Tìm được “cánh én đầu đàn”  

Đây là sự kiện nhận được sự quan tâm rất nhiều của nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sự kiện này diễn ra vào ngày 31/8/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.  

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

Theo đó, ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc sở này kể từ ngày 01/9/2019 đến ngày 31/8/2024. 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao quá trình phấn đấu, trưởng thành của ông Nguyễn Tân. Chủ tịch tỉnh mong muốn trên cương vị mới cá nhân ông Nguyễn Tân kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết của đơn vị, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Khi giao nhiệm vụ cho tân giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế là vùng đất học, được xác định là trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Vì vậy, trên cương vị mới, tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải phát huy hết tinh thần, khả năng và trách nhiệm của mình để đưa ngành giáo dục của tỉnh nhà ngày càng phát triển. 

Đáp lại sự tín nhiệm của đồng nghiệp, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ông Nguyễn Tân đã bày tỏ niềm vinh dự, tự hào và quyết tâm sẽ phấn đấu nỗ lực cao nhất cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đưa sự nghiệp giáo dục Thừa Thiên Huế phát triển mang dấu ấn riêng, đột phá trong giai đoạn mới. 

Ngay sau khi nhậm chức, Giám đốc Tân đã nhanh chóng bắt tay vào việc thự hiện các nhiệm vụ trọng trách của mình. 

“Bản thân tôi phải xác định rõ trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ này, nhằm xây dựng, nâng vị thế giáo dục đào tạo Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm giáo dục đào tạo lớn, chất lượng uy tín của cả nước; đặc biệt cải thiện thứ hạng học sinh giỏi; kết quả chất lượng THPT vào tốp 10 đến 15 của quốc gia”, ông Tân nhấn mạnh trong một cuộc trao đổi. 

Những hành động, quyết sách từ tầm vĩ mô đến vi mô của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về ngành giáo dục nói riêng và những bước “chuyển mình” trong tất cả các lĩnh vực khác của tỉnh này đã khiến người dân tại địa phương rất phấn khởi. 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top