Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2019 | 20:42

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua Luật Bảo vệ môi trường

Nền kinh tế tuần hoàn là xu hướng chính được áp dụng ngày càng tăng trong các chương trình nghị sự, chiến lược và đề án quốc gia, từ phát triển công nghệ và thử nghiệm đến vận hành và nâng cấp.

Kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường

Hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Tại hội thảo tham vấn đối tác quốc tế về các định hướng chính sách lớn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, ông Jurgen Ooms – chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã đưa ra các tấm gương điển hình về kinh tế tuần hoàn. Giảm số lượng túi nhựa là một ví dụ được ông Jurgen Ooms dẫn chứng. Nhiều nước hiện cấm sử dụng hoặc áp dụng cơ chế giá đối với túi nhựa. Các can thiệp chính sách này rất hiệu quả, giúp giảm lượng túi nhựa sử dụng tới 90% như trường hợp của Ireland.

Gợi ý về Kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), ông Jurgen Ooms cho rằng, việc dán nhãn cho một loại vật liệu là chất thải có thể có các tác động lớn, tuy nhiên cần rà soát lại định nghĩa về chất thải; nhiều nước trên thế giới hiện đang sử dụng định nghĩa về chất thải của công ước Basel.

Định nghĩa hiện nay của Việt Nam về chất thải nguy hại là chất thải có một hoặc nhiều đặc điểm nguy hiểm như độc tính, phản ứng, nhiễm trùng, dễ bắt lửa ăn mòn hoặc các đặc tính độc hại khác. Theo Jurgen Ooms, cần rà soát lại định nghĩa về chất thải nguy hại; hệ thống Phân loại và dán nhãn hài hòa các hóa chất của LHQ là một tham khảo khởi đầu tốt.

Jurgen Ooms cho rằng, cần giới thiệu giai đoạn cuối của chất thải bởi không có giai đoạn cuối của chất thải, việc tái chế có thể bị cản trở và định nghĩa sẽ rõ ràng khi giai đoạn cuối của chất thải có thể được xem xét.

 

photocat_18.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu

 

Jurgen Ooms đề xuất đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại chất thải khác nhau. Chẳng hạn, giấy nên được tái chế; chất thải hữu cơ nên được ủ; chất thải hỗn hợp nên được đốt.

Jurgen Ooms cũng đề nghị xem xét đưa nội dung về kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường và lồng ghép với quản lý chất thải. Theo đó, phần nguyên tắc quản lý chất thải gồm: Phân cấp chất thải; người gây ô nhiễm phải trả tiền; phân loại chất thải; xử lý chất thải theo cách có hại cho môi trường phải bị cấm. Về phần kế hoạch quản lý vật liệu, Jurgen Ooms đề cập đến: các tài liệu quan trọng cho Việt Nam; các vật liệu sinh học; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; cấm sử dụng một số vật liệu trong các sản phẩm cụ thể; loại bỏ cơ sở hạ tầng.

Đồng quan điểm với ông Jurgen Ooms, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đánh giá tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn và yêu cầu các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và các cán bộ của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nghiên cứu việc xem xét đưa nền kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung.

Thứ trưởng cho rằng nền kinh tế tuần hoàn nếu xét ở góc độ vĩ mô sẽ khác nhau, khác ở mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cụm dân cư và trong gia đình. Do đó, cần thảo luận kỹ để tìm ra nền kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung.

Quản lý và giảm phát thải hóa chất độc hại trong ngành dệt may

Nhằm thúc đẩy Thỏa thuận hợp tác công-tư hỗ trợ phát triển ngành dệt may Việt Nam về quản lý hóa chất và chất thải, thông qua chương trình không thải hóa chất độc hại, ngày 13/9, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) tổ chức Hội thảo “Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước và không thải hóa chất độc hại ra môi trường trong ngành dệt may”.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia thuộc các tổ chức IDH, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Dày da và túi xách Việt Nam; các chuyên gia kỹ thuật Reset Carbon, Enteam; các doanh nghiệp dệt may và đại diện một số bộ, ngành liên quan.

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường Nguyễn Việt Dũng cho biết, cũng như ở nhiều quốc gia khác, ngành dệt may tại Việt Nam đã gây ô nhiễm, tác động đến môi trường đáng kể.

Để hạn chế tác động xấu đến môi trường trong lĩnh vực này, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và các địa phương đã xây dựng và thực hiện những chính sách về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, như xác định các khu vực được phép đầu tư nhà máy dệt nhuộm; yêu cầu xử lý và quan trắc nước thải; xây dựng tiêu chuẩn xả thải mới; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về môi trường…

Giới thiệu về tài liệu “Hướng dẫn quản lý hóa chất hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại trong doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam,” Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường Nguyễn Thị Phương Mai đánh giá tính đến năm 2017, số lượng doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam có khoảng 7.000 doanh nghiệp với 2,7 triệu lao động.

Trong lĩnh vực nhuộm, in hoa và hoàn tất có 177 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp được chuyển đổi dây chuyền hoàn tất bằng thiết bị châu Âu có trình độ tiên tiến, còn hầu hết là dây chuyền cũ hoặc có trình độ trung bình.

Trình độ công nghệ trong ngành dệt nhuộm nói chung chậm hơn các nước trong khu vực từ 15-20 năm.

Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ cao chỉ chiếm 15-20%; công nghệ hiện đại, tự động hóa chiếm 10-15%.

 

1309xathai.jpg
Nước thải xả ra môi trường. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

 

Trong khi đó, lượng hóa chất các loại sử dụng trong các doanh nghiệp dệt nhuộm khoảng 500-2.000kg/tấn sản phẩm (ước khoảng 9 triệu tấn/năm), có cả hóa chất dạng vô cơ và hữu cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác nhau.

Đặc biệt, đa số các doanh nghiệp trong ngành dêth may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên thường có phản ứng rất thụ động đối với công tác quản lý hóa chất.

Do đó, việc phát hành tài liệu “Hướng dẫn quản lý hóa chất hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại trong doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam” là một trong những bước đầu tiên, cụ thể để hiện thực hóa chính sách thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn của Chính phủ Việt Nam.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Việt Nam và chính sách quốc tế.

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top