KTNT- Cứ đến 16 - 17 giờ, có một người phụ nữ đi xe gắn máy len lỏi khắp các thôn bản của xã Yên Nhân (Thường Xuân - Thanh Hóa ) để thu mua đỉa, nhưng không ai biết bà ta mua cho ai, mua để làm gì?
Những ngày qua, dư luận xôn xao thực hư chuyện thương lái đi gom đỉa ở các địa phương trên địa bàn các xã miền núi của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Tìm hiểu thực hư, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có buổi khảo sát thực địa các thôn, bản đang là điểm nóng về tình trạng này.
Băng qua tuyến rừng núi dài hơn 150km quanh co, uốn lượn, chúng tôi có mặt tại xã Yên Nhân (huyện Thường Xuân). Tìm hiểu được biết, tình trạng thua mua đỉa của các đầu nậu này mới chấm dứt, thế nhưng không ai biết họ mua cho ai, và mua về để làm gì.
Chủ tịch UBND xã Lang văn Thọ.
Cách đây một tuần, giá đỉa thu mua ở mức 300.000-350.000 đồng/kg, chủ yếu được bán ở thôn Mị và thôn Na Ngịu. Và tình trạng thu mua đỉa chỉ chấm dứt khi số đỉa ngoài đồng trở nên khan hiếm do số lượng người đi bắt quá nhiều, và xã Yên Nhân đã hoàn thành gieo cấy vụ thu mùa 2016.
Có mặt tại một trong những tụ điểm tập kết đỉa ở xã Yên Nhân, ông Vi Thanh Hùng (50 tuổi, thôn Mị) cho biết: “Cứ vào buổi chiều khoảng 4-5 giờ có một người phụ nữ trạc tuổi đi xe gắn máy lên nhà tôi mua đỉa, xong họ cho tôi 30 nghìn tiền phí rồi lại đi. Số đỉa được mua chủ yếu là con cháu trong thôn đi cấy bắt được mang về bán với giá 30 nghìn đồng/lạng. Tôi có hỏi mua về để làm gì nhưng họ không nói. Mỗi lần mua chỉ đi mua chỉ được 6-7 lạng thôi, nhưng họ hôm nào cũng đến. Cách đây một tuần họ không đến mua nữa vì đã hết đỉa rồi”.
Cũng theo ông Hùng, các đầu nậu thua mua đỉa ở thôn Mị bắt đầu từ hôm mùng 5/7 và kết thúc hôm mùng 8/7. Mỗi lần lên mua họ lại kéo theo 5-6 người ở nơi khác đến ra đồng bắt đỉa rồi mang về.
Ông Lang Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, cho biết: “Ba năm trước, ở địa phương chúng tôi đã xuất hiện tình trạng người dân đi bắt và bán đỉa. Khi các đối tượng đến thu mua đỉa, đã tuyên truyền rằng mua về để chữa bệnh. Do trình độ dân trí chưa cao nên mới xảy ra cơ sự vậy. Khi nghe người dân phản ánh về vấn đề này, chúng tôi đã gửi thông báo tới các thôn bản, khuyến cáo bà con không đi bắt đỉa bán khi chưa biết mục đích của đối tượng mua để làm gì”.
Đình Ban
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.