Thời điểm bắt đầu vào vụ thu hoạch ớt, nhưng giá cả liên tục giảm mạnh khiến nông dân thấp thỏm không yên.
Đang vào vụ thu hoạch rộ ớt của người dân các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, thị xã Điện Bàn nhưng giá cả liên tục giảm mạnh khiến nông dân như ngồi trên đống lửa. Từ đầu vụ giá ớt là 10 ngàn đồng đến nay chỉ còn 3-4 ngàn đồng/kg, thấp nhất trong vài năm trở lại đây.
Nông dân khá lo lắng khi ớt liên tục rớt giá
Ông Phạm Phú Thế Gia (nông dân xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) lo lắng: “Giá ớt bây giờ chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg, thấp nhất từ trước đến nay khi đang bắt đầu vụ thu hoạch. Mọi năm giá ớt từ 17.000-25.000 đồng//kg, có khi lên 40.000-50.000 đồng/kg. Nghe nói thương lái không thu mua xuất khẩu qua Trung Quốc nên mới xảy ra tình trạng giảm giá".
Xã Điện Trung có 37 ha trồng ớt tập trung tại 3 thôn Tân Bình 3, Tân Bình 4, Hòa Giang. Đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng giá ớt giảm mạnh, so với mọi năm là rất thấp. Trước tình hình giá cả liên tục giảm sâu, người dân chỉ có thể thu hoạch cầm chừng chờ giá lên hoặc hái ớt chín đem phơi khô.
Ớt nhiều, trái to, đẹp mắt nhưng không xuất khẩu được, giá cả tụt dốc
Theo ông Ngô Văn Tân, Phó chủ tịch UBND xã Điện Trung, nguyên nhân ớt rớt giá là do thị trường, mọi năm ớt được thương nhân xuất bán sang Trung Quốc nhưng năm nay không có ai thu mua xuất khẩu. Người dân bây giờ chỉ có thể thu hoạch cầm chừng chờ giá, hoặc hái ớt chín mang phơi khô, 3 kg ớt tươi mới được 1 kg ớt khô.
Ông Tân cho hay, chính quyền địa phương cũng đã tìm mọi cách để giúp dân nhưng doanh nghiệp thu mua yêu cầu tất cả đều phải theo quy chuẩn của họ. Lúc trước UBND xã cũng đã có liên hệ với Công ty Trần Châu hợp tác sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho dân, nhưng sau đợt lũ muộn cuối năm 2016 người nông dân sản xuất theo giống địa phương nên doanh nghiệp không chịu thu mua.
Ớt chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg dù chỉ mới đầu vụ, thấp nhất trong vài năm trở lại đây.
Không riêng xã Điện Trung, người dân tại xã Điện Quang, Điện Phong, Điện Thọ… cũng đang thấp thỏm theo dõi giá ớt hằng ngày. Bà Ngô Thị Hồng (xã Điện Quang) buồn bã: “Bây giờ thu hoạch ớt bán thì giá quá thấp, nhưng không thu hoạch thì cây chững lại không phát triển và ra trái mới nên người dân lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan".
Tại huyện Duy Xuyên, người dân cũng đang lao đao với tình trạng giá ớt giảm mạnh như hiện nay. Ông Lê Văn Sáu (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) rầu rĩ: “Hết đợt lũ cuối năm 2016 làm hư hại hoa màu đến giờ thì đến ớt, dưa hấu, bí đao... cũng “đua nhau” xuống dốc. Trong đó đặc biệt là giá ớt “tụt dốc không phanh” chỉ còn 3-4 ngàn đồng/kg nhưng thương lái thu mua cầm chừng, người dân cũng ngại bán”.
Người dân thu hoạch cầm chừng, hái ớt chín phơi khô đợi bán mùa mưa nhưng thời tiết thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phơi
Ông Sau cho biết thêm, nếu năm ngoái, 1 sào ông thu hoạch trên 25 triệu đồng thì bây giờ chỉ được khoảng 5 triệu đồng.
Trước tình trạng người dân thu hoạch ớt cầm chừng chờ giá, các vựa thu mua nông sản cũng không mấy sốt sắng, chỉ thu mua nhỏ giọt, ông Trần Mai (chủ vựa thu mua ớt) cho biết, giá ớt xuống thấp quá nên chỉ thu mua cầm chừng vì chưa biết giá còn xuống nữa không./.
Theo N.Linh/Báo Dân trí
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.