Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến là vựa lúa cả nước bởi điền kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi. Những năm gần đây, khu vực này đang trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bất động sản (BĐS).
Trong báo cáo nghiên cứu về thị trường của Savils Việt Nam mới đây, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao đã đưa ra những nhận định về tiềm năng phát triển của lĩnh vực BĐS tại các tỉnh ĐBSCL. Theo đó, khu vực này hiện còn đối mặt nhiều thách thức như biến đổi khí hậu làm sạt lỡ gây hủy hoại mùa màng, trình độ của người lao động chưa cao khi tỉ lệ lao động chưa đào tạo nằm ở mức 90,8% theo IPSARD, làm ảnh hưởng đến năng suất của cả vùng, và độ tuổi trung bình của người lao động ngày càng tăng khi nhiều người trẻ rời nông thôn lên thành thị.
Hình thành bởi 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ và khu vực ĐBSCL với khoảng 4 triệu ha đất đồng bằng phù sa màu mỡ được Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp, nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông Cửu Long, và khí hậu thuận lợi. Với những điểm sáng như vậy, nên từ lâu khu vực này đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và giao cho trọng trách tập trung sản xuất và đảm bảo nguồn lương thực của cả nước.
Theo thống kê thì hiện nay, khu vực này cung cấp đến 50% nguồn lương thực nước nhà và đóng góp đến 20% GDP của cả nước khi lần lượt sản xuất lên đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng trái cây và 75% lượng thủy hải sản của cả nước. Ngoài ra, khu vực còn sở hữu một lực lượng lao động dồi dào khi có đến 17,9% nguồn lao động của cả nước.
Bên cạnh thuận lời, khu vực này đang phải phải những khó khăn nhất định như tình trạng biến đổi khí hậu, độ tuổi trung bình của người lao động ngày càng tăng khi nhiều người trẻ rời nông thôn lên thành thị. Ngoài ra, tính liên kết vùng của ĐBSCL vẫn còn rất hạn chế khi các cơ sở nằm rất rải rác khiến khả năng thu hút vốn đầu tư vào BĐS, dẫn tới việc khó hình thành khu dân cư lớn.
Với đặc thù của khu vực là chú trọng vào sản xuất nông nghiệp, trong thời điểm đại dịch Covid-19 theo nghiên cứu của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam VCCI và Trường Chính Sách Công và Quản lý Fullbright ĐBSCL cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp chưa phát triển và ngành du lịch chủ yếu phục vụ khách trong nước, nên tác động của dịch bệnh được đánh giá là tương đối nhẹ nhàng hơn so với các khu vực khác.
Theo tiến sĩ Khương, khu vực này vẫn rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là bởi nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích từ trung và dài hạn: “Khi quỹ đất tại TP. Hồ Chí Minh không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án đầu tư, thì việc các nhà đầu tư có tổ chức quan tâm vào khu vực ĐBSCL là một điều dễ hiểu khi vần còn rất nhiều quỹ đất để mở rộng và tiềm năng về kinh tế, xã hội và nhân lực của khu vực thì rất tốt.”
Cụ thể, khu vực ĐBSCL đang đón nhận dòng đầu tư từ hai nhóm khác nhau, một là nhà đầu tư cá nhân và hai là nhà đầu tư có tổ chức. Đối với nhóm nhà đầu tư cá nhân thì đa phần chỉ mua đất làm vườn để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng cuối tuần, còn về mục đích sinh lợi thì vẫn chưa rõ ràng và rất ít.
Nhóm thứ hai là nhóm nhà đầu tư doanh nghiệp, nhóm này hiện nay khá quan tâm đến ĐBSCL và đang có một tầm nhìn rộng ra ngoài TP. Hồ Chí Minh khi quỹ đất dần eo hẹp. Hiện ĐBSCL đang có một số điểm sáng để thu hút nhà đầu tư như là cơ sở hạ tầng xã hội đang được chú trọng phát triển, dòng di dân đang được cải thiện và dân số lên tới gần 20 triệu dân. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư từ ngoài nước thì hiện nay đang gặp các hạn chế về tiếp cận quỹ đất nên mức độ đầu tư từ nhóm này chưa đạt như kì vọng.
Nhìn chung, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng việc thị trường BĐS của ĐBSCL có thu hút và khởi sắc hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc khu vực này có cung cấp được đầy đủ các nhu cầu và đảm bảo được công việc cho người dân sinh sống.
Vấn đề giá của BĐS rẻ, tiện ích đầy đủ như công viên hồ bơi tiêu chuẩn 5 sao, và những ưu đãi khi mua như các quảng cáo thường đề cập chưa phải là toàn bộ bức tranh để thị trường BĐS khởi sắc. Tuy nhiên, thị trường BĐS nông nghiệp, du lịch và nhà ở được dự đoán sẽ là những điểm sáng trước mắt tại ĐBSCL khi mà nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng tốt và mạng lưới giao thông ngày càng cải thiện. Đối với BĐS thương mại và văn phòng thì sẽ cần thêm một thời gian nữa để đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.