Trong một buổi ghi hình chương trình, hai diễn viên thủ vai Nam Tào và Bắc Đẩu đã tiết lộ kịch bản khủng của Táo quân 2016.
Theo tiết lộ của NSƯT Công Lý và Xuân Bắc, kịch bản của chương trình Táo quân có con số rất khủng: 120 trang. Vấn đề khó khăn ở đây là kịch bản đó sẽ liên tục được thay đổi - phụ thuộc vào sự sáng tạo, tùy biến của các diễn viên khi tập.
“Kịch bản Táo quân có ít nhất khoảng 120 trang” - NSƯT Xuân Bắc nói với giọng vừa nghiêm túc vừa dí dỏm - “Dù được cập nhật, thay đổi liên tục nhưng cuối cùng kịch bản vẫn là... 120 trang”.
“Khi chúng tôi tập, có ít nhất 3 thư ký bên cạnh và họ sẽ chỉ làm một nhiệm vụ là sửa chỗ nào, thêm cái gì vào” - Xuân Bắc nói tiếp - “Có những lúc chúng tôi bịa thành một mạch và ai phụ trách vai nào phải bổ sung thêm những nội dung mới đó vào kịch bản vì một người sẽ không thể làm được công việc đó”.
Để nhớ được một kịch bản có số lượng khủng và nội dung tùy biến như thế đòi hỏi người diễn viên phải có khả năng ghi nhớ rất tốt. Theo NSƯT Xuân Bắc: “Nhờ ông Trời thương, thông qua bố mẹ, cho anh em nghệ sĩ chúng tôi có được những năng khiếu cần thiết để làm nghệ thuật và một trong số đó là khả năng ghi nhớ”.
Tiếp lời NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Công Lý cho rằng trong sự thành công của kịch bản Táo quân, yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến chính là khán giả. Khán giả góp phần rất lớn trong sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Các nghệ sĩ khi biểu diễn trên sân khấu sẽ tung hứng hơn khi có sự tương tác với khán giả xem ở dưới và họ sẽ diễn kém đi nếu phản ứng của khán giả kém vui. Chính vì thế, sự tương tác giữa diễn viên và khán giả khi chương trình ghi hình chính là yếu tố quan trọng làm nên một kịch bản Táo quân hoàn chỉnh./.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.