UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ thướng Chính Phủ về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị gỡ vướng cho 63 dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc đất do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng. Tất cả dự án này đều được xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được duyệt.
Trong 63 dự án vướng mắc trên, có 3 dự án đã có văn bản của cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án xây dựng nhà ở. Hai dự án đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi thực hiện giải phóng mặt bằng là để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Về tiến độ thực hiện dự án, có 11 dự án đã được chấp thuận chủ đầu tư. Trong đó, 1 dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 1 dự án đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; 3 dự án ban hành quyết định thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6 dự án chưa ban hành quyết định thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngoải ra, có 45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực; 7 dự án có văn bản chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, nhưng chưa được UBND Thành phố công nhận chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với 58 dự án (45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực, 7 dự án còn hiệu lực chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa công nhận chủ đầu tư và 6 dự án đã chấp thuận đầu tư nhưng chưa ban hành quyết định thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất) chính quyền thành phố kiến nghị nhà đầu tư sẽ thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
yêu cầu chủ đầu tư thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư và công nhận chủ đầu tư theo Luật Nhà ở, phải hủy bỏ các quyết định thu hồi, giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc nhà nước phải hoàn trả lại nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư đã thực hiện đối với 5 dự án còn lại.
Nhưng dự án có phần đất do Nhà nước quán lý sẽ kiến nghị xử lý theo hai hướng: kiến nghị cho TP. Hồ Chí Minh giao chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện theo đúng quy hoạch đối với quỹ đất có tổng diện tích dưới 1.000m2 do Nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án; Ngoài ra, cho phép TP thực hiện hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất với diện tích tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, sử dụng đối với quỹ đất có tổng diện tích từ 1.000m2 trở lên.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.