Với nhiều giá trị văn hóa và ý nghĩa to lớn, năm 2016, hội làng Diềm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Cứ đến ngày mùng 6/2 âm lịch, người dân làng Diềm (hay còn gọi là làng Viêm Xá, thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) lại nô nức tổ chức lễ hội Đền Vua Bà nhằm tôn vinh bà Thủy tổ Quan họ, người khởi tạo nên các làn điệu dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh xưa.
Vùng địa linh nhân kiệt
Làng Diềm, quê hương của Đức Vua Bà Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh - người khai sinh ra dòng dân ca Quan họ bất tử, năm 2009 được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm tự hào của người làng Diềm, người Kinh Bắc - Bắc Ninh và nước Việt.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, từ 49 làng Quan họ gốc do 49 tùy tùng của Đức Vua Bà xây dựng, đến nay Bắc Ninh - Kinh Bắc đã có 400 câu lạc bộ Quan họ, 1 nhà hát Quan họ nguy nga được UBND thành phố Bắc Ninh và tỉnh Bắc Ninh đầu tư xây dựng ở làng Diềm và hàng trăm câu lạc bộ quan họ ở khắp nơi trên thế giới.
Làng Diềm - quê hương cổ kính và tươi đẹp của Đức Vua Bà Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh ra đời cùng với thời kỳ Vua Hùng mở nước Văn Lang. Quê hương của Đức Vua Bà là xứ địa linh nhân kiệt, nằm trên thế đất rồng cuộn hổ chầu. Nơi hội tụ những dòng sông thiên cổ: Sông Cầu, Ngũ Huyện Khê, Sông Cổ Ngựa chạy dài bên dãy núi Kim Sơn, Kim Lĩnh cùng rừng núi hoang sơ, hùng vĩ che chở thôn Trang xứ sở.
Với lòng kính trọng và thương xót người con gái tài sắc của quê hương, người làng Diềm đã lập đền thờ và tôn vinh công chúa là Đức Vua Bà Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh.
Đám rước trong lễ hội Làng Diềm. Ảnh: Thanh Thương
Đây là ngôi đền duy nhất ở Kinh Bắc - Bắc Ninh thờ Đức Vua Bà, là đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Đức Vua Bà đã quy tụ được những người anh hùng hào kiệt, các nhà quân sự lớn tài năng, những tướng lĩnh lẫy lừng về làng Diềm chiêu binh, luyện thủy quân, lục quân chống giặc, giành lại non sông cho Tổ quốc: Đức thánh Tam Giang các ngài Đô Thống, Quý Sửu, Việt Vương Triệu Quang Phục sau khi đánh thắng giặc Lương xâm lược đã cùng các tướng lĩnh trở lại làng Diềm tổ chức ăn mừng chiến thắng.
Làng Diềm là một trong số ít những làng Việt cổ còn đầy đủ 3 loại, còn đầy đủ bộ 3 thiết kế Chùa - Đình - Đền (tam giáo đồng tôn) của một thời phong kiến Việt Nam.
Đền thờ đức Vua Bà Thủy tổ Bắc Ninh
Đền nằm trong một quần thể kiến trúc đẹp nổi tiếng: Gần chùa Hương Sơn, Nghè Đô Thống Đại Vương, Đền Cùng, Đình Diềm bốn mùa nghi ngút khói hương và tấp lập khách năm châu bốn biển về thăm viếng Đức Vua Bà.
Đền Đức Vua Bà Quan họ xưa được xây dựng rất quy mô với 2 tòa nhà cổ kính tạo thành hình chữ nhật. Tòa tiền điện gồm 5 gian khung gỗ lim kiến trúc kiểu dòng thuyền chạm khắc hình ảnh tứ linh, tứ quý, cây cỏ hoa lá. Trên các bức cuốn vân mây cách điệu. Đây là nơi gặp gỡ giữa các liền anh, liền chị trong các làng Quan họ
Tòa hậu cung 3 gian là nơi thiêng liêng, nơi tôn nghiêm. Trên thượng điện bài trí: Ngai thờ, bàn thờ ba mươi đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoành phi, câu đối. Bài vị Đức Vua Bà Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh đề: Đương Cảnh Thành Hoàng - Quốc Vương Thiên Tử.
Thượng điện có bức tượng Thủy tổ Quan họ Vua Bà lộng lẫy trẻ trung, phúc hậu - biểu tượng của vẻ đẹp cao sang của mỹ nhân xứ Bắc.
Lễ hội đền được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 2 hằng năm.
Lễ hội đền Đức Vua Bà Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh ngày nay mang tầm vóc quốc gia, quốc tế, thu hút hàng triệu du khách về dự lễ, mở ra trang sử mới cho du lịch về miền Quan họ.
Cùng với niềm tự hào là quê hương của Thủy tổ Quan họ, các thế hệ trung niên hay trẻ tuổi đều có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân ca Quan họ.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.