Dư luận cứ bảo vi phạm tại nhà 8B Lê Trực là nghiêm trọng nhưng hỏi sai ở đâu, theo quy định nào thì chẳng mấy ai trả lời được.
Dự án 8B Lê Trực
Như PetroTimes đã đặt vấn đề, UBND thành phố Hà Nội cùng với các bộ, ngành có liên quan cần làm rõ các căn cứ pháp lý trong việc xác định vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại dự án 8B Lê Trực.
Việc này trước hết là chủ đầu tư “tâm phục khẩu phục” mà chấp hành các quyết định của các cơ quan chức năng. Sau đó là tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh oan sai cho doanh nghiệp. Và đặc biệt là khẳng định quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một chính quyền hành động, vì nhân dân, doanh nghiệp phục vụ của Hà Nội.
Chúng tôi tin rằng đây không chỉ là mong mỏi của người dân cả nước mà với cả cộng đồng doanh nghiệp đang và sẽ có các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh xây dựng Thủ đô, đất nước.
Sở dĩ đề cập như vậy vì có thể nói, trong gần 1 năm trở lại đây, vụ việc 8B Lê Trực có thể là nổi bật, “nóng” nhất thu hút sự quan tâm không chỉ của dư luận xã hội, các chuyên gia, nhà quản lý mà với cả cộng đồng doanh nghiệp. Việc minh bạch trong xác định căn cứ vi phạm và xử lý vi phạm vì thế không chỉ là câu chuyện với Lê Trực, với chủ đầu tư dự án mà với cả người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin cho rằng dự án 8B Lê Trực vi phạm nghiêm trọng trong trật tự xây dựng nhưng vi phạm thế nào, vì đâu thì chẳng mấy ai biết là đúng hay sai. Rồi cả chuyện UBND quận Ba Đình chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng mà không căn cứ vào Quy hoạch chi tiết được phê duyệt để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại dự án 8B Lê Trực cũng thế, cần phải làm rõ bởi dự án đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2008 với quy mô cụm hỗn hợp cao 17 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật và mái), khối đế 5 tầng, chiều cao công trình tối đa 70m. Mà cho đến nay, bản Quy hoạch chi tiết này vẫn còn nguyên hiệu lực thi hành. Vậy cách thức xác định vi phạm này của UBND quận có đúng không? Căn cứ theo quy định, luật nào?
Dư luận xã hội đang có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Người thì cho rằng vi phạm tại dự án 8B Lê Trực là rõ ràng, là nghiêm trọng và Hà Nội đã có văn bản kết luận về việc này rồi. Nhưng đa phần người nói UBND quận Ba Đình thực hiện không đúng quy định pháp luật vì khi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng chỉ căn cứ vào giấp phép xây dựng mà không căn cứ vào Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008, trong đó có nội dung: "Chủ tịch UBND quận Ba Đình chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch (nếu có) theo thẩm quyền và quy định pháp luật".
Đối chiếu với Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 nêu trên thì xem ra UBND quận Ba Đình xử lý theo Giấy phép xây dựng là trái với chỉ đạo của UBND thành phố!
Hà Nội cùng các bộ, ngành liên quan vì thế cần phải làm rõ vấn đề này để giải đáp những băn khoăn, khúc mắc của người dân trong vấn đề quản lý trật tự xây dựng ở thủ đô và cũng là tránh những suy nghĩ, đánh giá không đúng về việc thực thi công vụ của thành phố.
Với cộng đồng doanh nghiệp thì chắc chắn, việc minh bạch và trách nhiệm trong xác định căn cứ vi phạm cũng như xử lý vi phạm hành chính sẽ là sự khẳng định quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các cấp chính quyền thành phố.
Người viết bài này đã có dịp tham dự nhiều cuộc xúc tiến đầu tư của các địa phương, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư. Qua trao đổi với đại diện các doanh nghiệp thì được biết, một trong những vấn đề được cộng động doanh nghiệp quan tâm nhất đó chính là sự minh bạch trong cải cách thủ tục hành chính, thực thi pháp luật tại các địa phương. Cũng tại những cuộc hội thảo, tọa đàm trên, vấn đề thủ tục hành chính, thực thi pháp luật đã được chỉ ra là rào cản kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Vì thế, Hà Nội càng phải làm rõ cơ sở pháp lý trong việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại dự án 8B Lê Trực, đồng thời công bố trên truyền thông, đảm bảo tính công bằng, minh bạch để yên dư luận!
Theo Petrotimes
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.