Chưa bao giờ thế giới biến đổi về mọi mặt như ngày nay, đặc biệt là khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt. Mỗi quốc gia muốn nắm bắt được cơ hội, thời điểm..., phải không ngừng đổi mới về quan niệm, tư duy cũng như cách nhìn nhận vấn đề. Muốn vậy, phải đào tạo, sử dụng được những người có cả tri thức lẫn phẩm chất. Nếu không, đất nước sẽ tụt hậu...
Vũ Minh Hoàng (ngoài cùng bên trái) cùng các du học sinh Việt Nam tham dự sự kiện quốc tế.
Đất nước ta không hiếm người tài, có tâm phụng sự đất nước. Song vì sao có thực trạng chảy máu chất xám? Lỗi tại ai? Nguyên nhân do đâu?
Đào tạo được người tài đã khó, nhưng biết trọng dụng được người tài càng khó hơn. Người tài ít nặng về vật chất, họ đòi hỏi được tôn trọng, xử thế đúng mực trong xã hội, cơ quan...
Các nhà quản lý ở đất nước ta phải coi trọng suy nghĩ vì sao tại đất nước Singapore thu hút được nhiều chất xám của các nước, trong khi đó, nước ta lại không ngừng bị chảy máu chất xám?
Nói vậy nước ta không trân trọng người tài, không có chủ trương cuốn hút người tài về xây dựng Tổ quốc. Có đấy, nhưng rất tiếc lại thiếu các biện pháp thiết chế cụ thể để từ chủ trương trở thành hiện thực.
Theo tôi, nguyên nhân chính làm chủ trương thu hút người tài của Nhà nước ta kém hiệu quả là thiếu sự gắn kết giữa các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ.
Cái chính ở đây là tư duy của những người lãnh đạo chưa thực sự "đổi mới", xem xét và sử dụng con người còn nặng về kinh nghiệm, nặng về "quy trình" một cách hình thức gò ép, giả tạo. Chính vì "quy trình" giả tạo này dẫn đến chúng ta bổ nhiệm một số cán bộ, vừa quá kém cả tài lẫn đức gây hiệu ứng xấu trong xã hội.
Hiện tượng một số người được bổ nhiệm theo "quy trình" trên làm ảnh hưởng tới không ít cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, đặc biệt cán bộ trẻ hoang mang càng tìm cách rời bỏ đất nước, mặc dù thâm tâm họ rất muốn ở lại đất nước để cống hiến sức lực, tài năng của mình. Nguy hiểm hơn là làm nhân dân mất lòng tin vào những cán bộ có tâm, có tài thực sự.
Không hiếm một số cán bộ trẻ có tài, có tâm bị biến thành "con dê tế thần" trong cuộc đấu đá phe nhóm, nặng tư tưởng cá nhân.
Nếu không được đãi ngộ xứng đáng, không chỉ làm ảnh hưởng tới tương lai của tài năng trẻ mà còn tác động xấu tới sự phát triển của đất nước.
Cụ thể là trường hợp Vũ Minh Hoàng, sinh ngày 27/8/1990, quê ở huyện Lương Tài, Bắc Ninh, khi được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ theo Quyết định số 824/BCĐTNB, ký ngày 15/01/2016.
Sau đó Hoàng được chuyển về làm Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ theo Quyết định số 493/QĐ-UBND ký ngày 26/7/2016.
Trong bài viết ngắn này, không đề cập tới những thủ tục hành chính trong quá trình đề bạt và chuyển về TP. Cần Thơ, mà chỉ xin đề cập Vũ Minh Hoàng có đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ đó không.
Tôi đã nghiên cứu kỹ luận án "Hợp tác kinh tế với Trung Quốc và ý nghĩa đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai".
Và luận văn thạc sĩ Hành chính công do Phó Giáo sư Cheng Ling hướng dẫn của Trường Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) Trung Quốc. Cần lưu ý rằng, Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) của Trung Quốc xếp thứ 35 trên 100 trường Đại học thế giới.
Theo "Timer Higher Education World Regulation Rankings, 2013" với đề tài "Công cuộc công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam" - Đổi mới lĩnh vực phi nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Vũ Minh Hoàng đã khảo sát nghiên cứu nhiều thời gian với các địa điểm khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long với những số liệu và lập luận thuyết phục người đọc. Một đề tài hữu ích cho sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam nói riêng, cụ thể là lĩnh vực phi nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ vào đâu, Vũ Minh Hoàng lại được làm luận án Thạc sĩ ở Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc? Chả nhẽ lại "chạy". Không. Hoàn toàn không. Để được làm luận án thạc sĩ, Hoàng đã từng tốt nghiệp hạng giỏi cử nhân với chuyên ngành: Chính trị và Quan hệ quốc tế của Đại học Kent tại Đại hội đồng Trường Đại học tổ chức vào ngày 19/7/2011.
Rõ ràng để tốt nghiệp Đại học Kent, Hoàng phải thông thạo tiếng Anh và làm thạc sĩ ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), đương nhiên, phải biết tiếng Trung và hiện nay đang học tiến sĩ tại Nhật Bản. Được cử đi học nhưng Minh xin tự túc kinh phí, không lấy tiền của Nhà nước, thế mà cũng có người thắc mắc chả nhẽ cứ lấy tiền của Nhà nước để đi học mới đúng "quy trình".
Việc Vũ Minh Hoàng 26 tuổi được bổ nhiệm một chức Phó Vụ trưởng của một cơ quan vùng miền và chuyển về là Phó Giám đốc của một Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và Hội chợ triển lãm của thành phố Cần Thơ “ỏm tỏi” cả lên sao bổ nhiệm người trẻ thế? Sao không có người chứng minh Hoàng tiến hành công việc hiệu quả ra sao?
Trẻ ư? xin thưa: Khoa Đinh Mùi (1247) triều Trần lấy người đỗ trạng nguyên là Nguyễn Thượng Hiền khi ông mới 13 tuổi và vài năm sau, ông lại được bổ giữ Chánh Ngự sử đài kiêm đông các Đạo học sĩ bộ công, và bao nhiêu người trẻ tài hoa khác trong thời chúng ta.
Nhìn ra thế giới: Khi Hoàng Đế Napoleon của nước Pháp đi chinh chiến có trong tay 20 vị thống chế, có vài vị mới từ 20 - 22 tuổi đấy ư.
Viết tới đây, tôi nhớ tới buổi chuyện phiếm với một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta. Vị ấy nói: "Việc dùng người tài vốn là truyền thống của nước ta, cứ xem trên bia đá trong Quốc Tử Giám...". Nghe xong, tôi nhẹ nhàng đáp: Đúng quá, chỉ tiếc là câu nói của vị Vua anh minh ấy lại khắc trên bia đá. Tấm bia đá ấy lại đặt trên lưng con rùa đá. Nhưng rất tiếc con rùa đá đó không bò ra ngoài đời đó.
Nghe tôi nói, vị ấy ngồi thừ người, vẻ mặt đăm chiêu.
Ánh Hồng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.