Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 8 năm 2016 | 3:42

“Thủ tướng muốn báo chí nêu rõ việc chỉ đạo kiểm điểm ở Bộ KH-ĐT”

Sáng nay (26/8), Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng tiếp tục dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tài chính. Ngày hôm qua, Tổ công tác đã làm việc với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT).

Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh thông điệp của Thủ tướng với Chính phủ khoá mới là quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, phục vụ, thống nhất giữa nói và làm, chuyển từ quản lý hành chính cứng nhắc chuyển sang cơ chế phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) để thu hút nguồn lực phát triển đất nước.

Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc ở Bộ Tài chính

Ông Mai Tiến Dũng chia sẻ, sáng nay, trước khi đến Bộ Tài chính, Thủ tướng đã gọi ông lên để nhắc nhở khi không thấy báo chí truyền đạt ý chỉ đạo của Thủ tướng mà Tổ công tác đã nêu ra khi làm việc với Bộ KH-ĐT.

Cụ thể, Thủ tướng muốn báo chí nêu rõ Tổ công tác đã nêu chỉ đạo của Thủ tướng là Bộ KH-ĐT phải kiểm điểm khi vẫn còn tư tưởng xin – cho, co kéo lợi ích về Bộ trong vấn đề chuẩn bị Luật Đầu tư, xây dựng phương án phân bổ vốn…

Ông Mai Tiến Dũng cho biết với tinh thần kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, rà soát mọi nhiệm vụ Chính phủ giao cho các bộ ngành cũng như những việc Bộ Chính trị đã quyết định, tổ công tác cũng như cơ quan được kiểm tra phải cùng nghiêm túc đánh giá những nhiệm vụ đã làm được,  những nhiệm vụ chưa hoàn thành để tìm nguyên nhân, để tháo gỡ những việc khó khăn vướng mắc chưa thực hiện được.

“Thủ tướng cũng truyền đạt, thông qua tôi, yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ việc khi xây dựng dự toán giao địa phương thì  Bộ Tài chính chưa siết chặt. Bí thư, Chủ tịch tỉnh/thành phố vẫn lên Bộ Tài chính để lo việc xin được giao thấp nhiệm vụ vượt thu, tăng thu, chi thì được chi nhiều, rồi xin được giữ lại 5% nguồn vượt thu để chi cho cải cách tiền lương” – ông Mai Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho rằng, dù đã cải cách rất mạnh mẽ từ hải quan, thủ tục thuế, cắt giảm giấy phép con… nhưng so với yêu của người dân, DN, hoạt động của Bộ Tài chính vẫn phải rà soát nhiều, nhân dân và DN vẫn kêu phiền hà nên cần nghiêm túc xem xét kiểm điểm kỹ hơn, nhất là việc thực thi ở các cấp.

Trước những ý kiến nêu trên, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói: "Dự toán thu - chi ngân sách mà Thủ tướng phê bình cũng có vấn đề khách quan song ông nào trong Bộ thoả hiệp với địa phương tôi sẽ kỷ luật. Tiếp thu nhắc nhở của Thủ tướng, Bộ sẽ cố gắng dự toán ngân sách cần sát với thực tế hơn".

 “Nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, với đoàn công tác và nhiệm vụ còn rất lớn. Xin tiếp thu mọi ý kiến nhắc nhở của Thủ tướng để hướng tới tinh thần minh bạch, rõ ràng hơn”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu và cho biết họp giao ban Bộ tuần nào cũng nhắc vấn đề tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật vì coi đây là nhiệm vụ số 1./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top