Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 31 tháng 1 năm 2017 | 10:53

11 lễ hội lớn đầu xuân khắp 3 miền

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia. Zing.vn thống kê 11 lễ hội lớn khắp 3 miền.

1. Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội)

Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất ở Việt Nam.

Du khách đến chùa Hương không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

2. Gò Đống Đa (Hà Nội)

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung.

Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.

Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.


Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức vào mùng 5 Tết. Ảnh: Hoàng Hà.

3. Khai ấn đền Trần (Nam Định)

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức các vị vua Trần.

Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.


11 lễ hội lớn đầu xuân trên cả nước. Đồ họa: Bá Bình.

4. Yên Tử (Quảng Ninh)

Lễ hội bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây cũng là trung tâm Phật giáo Việt Nam.

5. Tịch điền Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam)

Diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.


"Vua" đi cày tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Ảnh: Hoàng Hà.

6. Đền vua Mai (Nam Đàn, Nghệ An)

Lễ hội diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 Tết. Đây là lễ hội tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế. Vua tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

7. Làng Sình (Huế)

Lễ hội diễn ra vào ngày 9 đến 10 tháng Giêng, là hội vật truyền thống mang nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế.

Lễ hội không chỉ mang yếu tố tâm linh truyền thống mà còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

8. Đống Đa (Bình Định)

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn diễn ra từ mùng 4 đến 5 tháng Giêng. Lễ hội là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

9. Núi Bà Đen (Tây Ninh)

Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến rằm tháng Giêng, còn được gọi là lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu và là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phía Nam.

Phần đông du khách đến cầu nguyện mong Thánh Mẫu phù hộ gia đạo tốt lành, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi.

10. Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)

Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng. Đây là một lễ hội dân gian mang những nét văn hóa độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ.

11. Đền Đức Thánh Trần (TP.HCM)

Lễ hội diễn ra từ ngày 8 đến 10 tháng Giêng, nhằm tri ân công đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ.

Theo Bá Bình - Hoàng Như/Zing.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top