1.300 tỷ đồng Công ty Việt Á nâng khống kit xét nghiệm bằng nông dân Tàm Xá trồng quất gần 40 năm
Công ty Việt Á thu 1.300 tỉ đồng từ nâng khống kit xét nghiệm, bằng số tiền người trồng quất ở xã Tàm Xá (Đông Anh - Hà Nội) phải làm trong khoảng 40 năm mới có được.
Đầu tháng 1/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết: Từ việc nâng khống giá thiết bị, Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thu về hơn 500 tỉ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã chi hoa hồng gần 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit test.
Theo kết quả điều tra ban đầu, tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, doanh nghiệp đã cung ứng kit cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố, doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Từ việc nâng khống giá thiết bị này, Công ty Việt Á thu lời và chi lại cho các đối tác từ phi vụ làm ăn “bất chính” với tổng số tiền là hơn 1.300 tỉ đồng. Một số tiền không hề nhỏ và trong một thời gian không dài, chỉ hơn 1 năm.
Trên đường từ vùng đất trồng quất Tàm Xá (Đông Anh - Hà Nội) về nhà, sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ tìm hiểu thu nhập của người trồng quất cảnh nơi đây, tôi cứ suy nghĩ mãi về số tiền mà các đối tượng thu được, so với sự lao động vất vả của người nông dân chân lấm tay bùn, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì quả là “một trời một vực”. Cũng là do thiên tai, cũng là do dịch bệnh, nhưng kẻ thì “trắng tay”, người thì “giàu nứt đố đổ vách”.
Do ảnh hưởng của áp thấp mà những ngày đầu tháng 10/2021, miền Bắc mưa liên tục, đối với người trồng quất Tàm Xá thì những trận mưa dài ngày như thế đã “cướp không” thành quả và công sức lao động trong vòng 4 năm qua của họ.
Chị Nguyễn Thị Toan, người trồng quất ở Tàm Xá, cho biết, để có một cây quất có giá bán khoảng 1- 2 triệu đồng phải mất 4 năm chăm sóc. Từ năm đầu tiên khi mua cây giống về trồng cho đến năm thứ 3 chỉ hái quả bán cho các cửa hàng ăn uống làm gia vị thay chanh. Sang năm thứ 4, khi cây đã lớn, khỏe mạnh, chúng tôi đảo quất đánh quất từ ruộng về vườn để trồng.
"Lúc này chúng tôi sẽ bắt đầu tạo dáng, uốn theo dáng thế tự nhiên của cây, chăm sóc cho cây phát triển, ngắt hoa, bỏ trái khi hoa không ra đúng vụ…, để rồi cuối năm, những cây quất sai trĩu trịt quả, khoe màu vàng óng trong cái nắng vàng của mùa đông", chị Toan nói.
Còn chị Nguyễn Thị Chỉnh cho biết, gia đình có khoảng 200 gốc quất, nếu “mưa thuận, gió hòa”, bán được hết vườn quất, thu được khoảng 400 triệu đồng. Trừ chi phí, chúng tôi chỉ thu được trên 100 triệu đồng. Nhưng năm 2021 gặp mưa nhiều, quất bị thối rễ nên diện tích bị thiệt hại khoảng 2/3, vì thế, nhiều gia đình trồng quất ở đây “trắng tay”, phải chặt bỏ hàng loạt, thiệt hại không hề nhỏ. Tàm Xá hiện có khoảng 90ha trồng quất với 348 hộ theo nghề.
Một năm trời làm lụng vất vả, người trồng quất ở đây rất mong cuối năm sẽ thu hái được thành quả lao động của mình. Nhưng cũng chỉ bởi thiên tai mà họ phải lâm vào cảnh khó khăn, mất hết nguồn thu nhập. Đã vậy, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, muốn đi làm ăn, buôn bán, họ phải xét nghiệm bằng kit test Covid-19 của các cơ sở y tế do Việt Á cung cấp, với giá bằng 1/3 - 1/4 giá bán một cây quất, bị thiệt hại đủ đường.
Nhưng cũng do thiên tai, do dịch bệnh, Công ty Việt Á thu lời từ dịch bệnh này với số tiền khổng lồ lên đến 500 tỉ đồng; các đối tác được hưởng “hoa hồng” từ việc nâng khống giá thiết bị này, “ngồi mát ăn bát vàng” gần 800 tỉ đồng.
Với công sức của 348 hộ nông dân Tàm Xá lao động cật lực trong vòng 1 năm, họ chỉ thu về được gần 35 tỉ đồng. Nhưng để thu được hơn 1.300 tỉ đồng từ vụ nâng khống giá thiết bị xét nghiệm như Công ty Việt Á, người trồng quất Tàm Xá phải mất gần 40 năm, gần bằng 1/2 cuộc đời của một con người.
Nghĩ đến số tiền thu lời bất chính từ việc nâng khống giá thiết bị xét nghiệm của Công ty Việt Á, từ sự mất tư cách đạo đức của một số cán bộ đã tiếp tay cho Việt Á mà thương cho những người nông dân nói chung và người trồng quất Tàm Xá nói riêng. Người nông dân không thể nâng giá quất để thu nhiều lợi nhuận, vì không chơi quất năm nay thì có chết ai? Còn Việt Á thì vô tư nâng khống giá thiết bị, vì không thể không xét nghiệm khi dịch bệnh hoành hành?!
Phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV chiều 11/1 với sự tham dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, Quốc hội đã xem xét, thông qua nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ nhất để thể chế hóa kết luận của Bộ Chính trị về chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu xử lý các vấn đề liên quan đến Công ty Việt Á.
"Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tập trung lực lượng, khẩn trương, quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ việc giao nhiệm vụ, nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, thông tin, tuyên truyền, khen thưởng, tổ chức sản xuất, chất lượng sản phẩm và việc mua bán kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan để làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Trước đó, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ sự can thiệp trái luật nào
Tôi lại nhớ đến phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người con của đất Đông Anh "địa linh, nhân kiệt" trong Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Tổng Bí thư đã yêu cầu Chính phủ siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng". Đồng thời, chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
“Tôi đã nhiều lần nói rồi; nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng này thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm! Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”, Tổng Bí thư nói.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).