28 Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Sau 2,5 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, sáng nay (20/7), Kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI đã thông qua 28 Nghị quyết tạo sự đột phát cho thành phố trong thời gian tới.
Cụ thể các Nghị quyết được thông qua về: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố 6 tháng cuối năm 2022: Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2022: Thông qua dự kiến Kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2023: Kết quả giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn TP. Hải Phòng; Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố; Nội dung chi, mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng; Phát triển thanh niên TP. Hải Phòng giai đoạn 2022 – 2030; Sửa đổi Điều 1 Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên địa bàn TP. Hải Phòng và Điều 1 Nghị quyết số 52/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn TP. Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025.
Nhiệm vụ, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP. Hải Phòng giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030; Thông qua bổ sung, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư có sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ; danh mục các dự án phải thu hồi đất; mức vốn ngân sách nhà nước dự kiến cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố năm 2022; Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh; Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Hoàng Huy Green River tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên…
Quyết định đầu tư các dự án: Dự án đường nối đường Nguyễn Lương Bằng với đường Trần Nhân Tông, quận Kiến An; Dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Hợp Đức, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn; Dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Thượng Đức, phường Minh Đức, quận Đồ Sơn; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trục Đại Thắng (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến tuyến đường kết nối với đường vào khu tái định cư, mặt cắt ngang đường 25 m), phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Hải Phong, đoạn từ đường 353 đến ngã tư Hải Phong, phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh…
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.