30 năm qua các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đã tạo việc làm ổn định cho khoảng gần 200.000 lao động trực tiếp, thu nhập khoảng 10,2 triệu đồng/tháng, gấp 1,46 lần so mức thu nhập bình quân cả nước.
Chiều 30/9, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập 1993-2023.
Tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, ngày 15/7/1993, Ban Quản lý Khu chế xuất Hải Phòng được thành lập (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Khu chế xuất, Khu công nghiệp. Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải với nhiều cơ chế, chính sách vượt trội nhằm phát triển TP. Hải Phòng.
Trưởng ban Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên phát biểu khai mạc.
Sau 30 năm, xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp (KCN) và 15 năm thu hút đầu tư tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Đến nay đã thành lập được 14 khu công nghiệp với diện tích 6.080ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 61%; Khu Kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải với tổng diện tích 22.540ha đã được đầu tư xây đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thi, trung tâm thương mại và cảng biển, logictisc tầm cỡ quốc tế.
Trong những năm qua đã thu hút gần 800 dự án đầu tư vào KKT, các KCN. Trong đó, 503 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 25 tỷ USD, dự án trong nước đạt 13,2 tỷ USD, đưa Hải Phòng đứng thứ 6 cả nước, đứng thứ 2 Miền Bắc về thu hút đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đã đạt 683 nghìn tỷ đồng, chiếm 82% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố gấp khoảng 19 lần giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013, gấp khoảng 81 lần so giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003; duy trì tốc độ tăng trên 15%; qua đó đã làm thay đổi, phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện có KCN trên địa bàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 đạt khoảng 47 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 25 tỷ USD chiếm 95,2% kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố, đứng thứ 5 cả nước, đứng thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng.
Các doanh nghiệp trong KKT, KCN đã nộp ngân sách liên tục tăng, năm 2022 đạt 17.842 tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố. Tạo việc làm ổn định cho khoảng gần 200.000 lao động trực tiếp (chiếm 2/3 tổng số lao động toàn thành phố), thu nhập khoảng 10,2 triệu đồng/tháng, gấp 1,46 lần so mức thu nhập bình quân cả nước.
Tại lễ Kỷ niệm, ông Suk Myung Su, Tổng giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng cho biết: “Tập đoàn LG bắt đầu đầu tư vào Hải Phòng từ năm 2014 với LG Electronics, tiếp sau đó là dự án của LG Display, LG Innotek và LG Chem. Thông qua các dự án đầu tư xuyên suốt trong 9 năm qua, chúng tôi đã may mắn hình thành mối quan hệ sâu sắc, tốt đẹp với Ban Quản lý Khu kinh tế, cùng trải qua các thăng trầm và cùng nhau phát triển. Chúng tôi tâm niệm rằng sự hỗ trợ tận tình của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng là động lực vô cùng to lớn để chứng tôi có thể phát triển được như ngày hôm nay.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Tại Lễ kỷ niệm ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết: Sự phát triển KKT và các KCN đã góp phần từng bước xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Khẳng định vị trí động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết 30 ngày 23/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 45 ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang có nhiều chuyển biến mang tính bước ngoặt, chứa đựng những cơ hội và thách thức rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tiếp tục phát huy vai trò là đầu tàu, động lực chủ yếu trong dẫn dắt, định hướng phát triển của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện tại; phối hợp với các sở ngành có liên quan nỗ lực hơn nữa trong thực hiện chiến lược trọng tâm của thành phố Hải Phòng đó là thành lập Khu kinh tế Nam Hải Phòng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và triển khai xây dựng thêm các KCN mới đã được quy hoạch.
Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hải Phòng.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phải là xương sống trong mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế thành phố với 3 trụ cột chủ yếu là: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; trở thành động lực mới, nguồn lực mới phát triển thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu theo bốn định hướng lớn là: chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng nghề cao. Từng bước xây dựng hệ sinh thái tuần hoàn giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp của địa phương. Đề xuất các cơ chế chính sách để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư được hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật của Việt Nam và thông ước Quốc tế.
Tập trung triển khai thực hiện thành công Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 07/4/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Dự Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chúc mừng tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Ban Quản lý Khu Kinh tế qua các thời kỳ đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua các khó khăn thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thành phố Hải Phòng 30 năm qua.
Đánh giá cao việc Hải Phòng đang xây dựng Đề án phát triển Khu kinh tế Nam Hải Phòng, với hạt nhân là khu thương mại tự do để khai thác thế mạnh của kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ trưởng nhận định, đây là hướng đi mới, mạnh dạn, có tầm nhìn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng phối hợp để nghiên cứu, đánh giá, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trong thời gian tới, Hải Phòng cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới, trong đó mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển các mô hình KCN, KKT mới. Lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai. Phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển hạ tầng xã hội; đảm bảo bền vững về môi trường.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng trao bằng khen cho 15 cá nhân tiêu biểu.
Cùng với đó, Hải Phòng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tại Ban Quản lý KKT, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư tại các KCN, KKT; nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của các KCN, KKT.
Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hải Phòng đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.Hải Phòng vì những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.