Tối 10/8, tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng), diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút được hàng ngàn người tham dự với nhiều nghi thức đặc sắc, trong đó có nghi thức 30.000 hoa đăng được thả trôi trên biển.
Từ năm 2015, được sự nhất trí của Huyện ủy, UBND huyện Cát Hải, Ban Trị sự Phật giáo huyện Cát Hải tổ chức Lễ Vu lan và Lễ hội hoa đăng hàng năm. Lễ hội đã có sức lan tỏa không chỉ trong địa phương thành phố Hải Phòng mà còn tại các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài, thu hút hàng vạn bà con phật tử, nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm đại lễ Vu Lan Cát Bà, Ban Trị sự Phật giáo huyện Cát Hải đã nâng tầm tổ chức quy mô, thu hút 3 vạn người tham dự. Cũng như mọi năm, các công tác được chuẩn bị cho Đại lễ gồm có: Tổ chức buffet cơm chay không thu tiền; chuẩn bị 30.000 bông hồng cài áo; 30.000 hoa đăng thả đêm trên biển đáp ứng nhu cầu của Phật tử, nhân dân và du khách thập phương.
Tại Đại lễ, nhiều nghi thức đặc sắc được diễn ra như chương trình ca nhạc về Vu lan báo hiếu với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng; Hoài niệm về ngày Vu lan báo hiếu, ý nghĩa bông hồng cài áo; Rửa chân tri ân cha mẹ; Trao tặng 10 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 80 triệu đồng/ngôi và 200 suất quà cho học sinh nghèo các cấp vượt khó học giỏi, mỗi suất 500.000đ do các nhà hảo tâm tự nguyện tài trợ; Tụng kinh Vu lan báo hiếu.
Ngoài ra, trong đó còn phải kể đến nghi thức đặc sắc “Thả hoa đăng trên biển”. Thả hoa đăng trên biển là một phần quan trọng trong Lễ hội Vu lan báo hiếu. Tại Đại lễ “Đêm hoa đăng kính mừng Đại lễ Vu lan Cát Bà 2019” có 30.000 hoa đăng được thả trên biển. Mỗi một bông hoa đăng mang ý nghĩa to lớn, những cảm xúc hoài tưởng, biết ơn từ những người con gửi về những đấng sinh thành, về tổ tiên.
Được biết, tháng 7 âm lịch hàng năm là mùa Vu Lan báo hiếu của tất cả những người con dành cho 2 đấng sinh thành và dưỡng dục. Đây cũng là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.