Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2018 | 11:12

34 năm khoác áo blues trắng, trở về vẫn trắng tay

Dành cả tuổi trẻ để phục vụ nhân dân, thế nhưng, khi về hưu, đa số các trạm trưởng trạm y tế xã vẫn không được nhận lương hưu mà thay vào đó là trợ cấp 1 lần. Chuyện thật như đùa này diễn ra ở Thanh Hóa.

 Đấy là câu chuyện của các trạm trưởng trạm y tế các xã Thiệu Lý, Thiệu Đô, Thiệu Trung… huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Họ là những người đã có hơn 34 năm công tác trong ngành y, từ thời đất nước còn chiến tranh. Sau khi tốt nghiệp y sĩ trở về, họ được phân công vào làm trạm trưởng ở các trạm y tế xã với mức lương 20kg thóc/tháng, cuối năm mới được nhận một lần. 

1.jpg
Bà Lê Thị Mơ hơn 34 năm công tác trong ngành y tế, khi nghỉ hưu chỉ được nhận trợ cấp một lần.

Trải qua bao nhiêu năm gắn bó với nghề, họ chỉ mong ngày trở về được hưởng lương hưu như một lời an ủi, là nguồn vốn cho tuổi già. Nhưng khác với mong muốn của họ, trước khi nghỉ hưu, các trạm trưởng ở đây chỉ nhận được một quyết định “không số” với nội dung nhận trợ cấp một lần bằng giá lương nhân với số năm công tác. (80.000 đồng là giá lương hàng tháng mà họ được hưởng trước khi nghỉ hưu nhân với 34 năm).

Bất bình trước quyết định trên, họ đã nhiều lần làm đơn gửi ra bộ và nhận được trả lời để UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết. Những người từng làm đơn đến nay đã có người mất, nhưng họ vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía UBND tỉnh.

Bà Lê Thị Mơ (SN 1942), trú tại thôn 8 xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa là một trong những người làm đơn gửi ra bộ. 

3.jpg
Lá thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa của những người trạm trưởng trước đây

Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 tuềnh toành, bà Mơ bắt đầu câu chuyện. Năm 1960, bà cùng một số người được cử đi học nữ hộ sinh, đến năm 1965 bà lại được chính quyền cử đi học lớp y sĩ ở Thanh Hóa.

“Sau khi tốt nghiệp y sĩ trở về, tôi cùng một số người ở xã khác được tiến cử vào giữ chức trạm trưởng trạm y tế xã, đến năm 1995 thỉ nghỉ hưu. Ban đầu lương tháng chỉ tính bằng thóc đến cuối năm mới được nhận, sau khi giải phóng miền Nam lương của chúng tôi mới được quy thành tiền. Những tháng lương cao nhất là 80.000 đồng”, bà Mơ cho biết.

Lau vội những giọt nước mắt, bà Mơ tiếp chuyện: “Khi chúng tôi có quyết định nghỉ hưu và nhận hỗ trợ một lần với số lương hiện tại nhân với số năm, chúng tôi cảm thấy bất mãn nên đã làm đơn gửi ra bộ để có câu trả lời chính đáng. Tuy nhiên, đến nay vẫn bặt vô âm tín”.

Không chỉ có vậy, sau khi về hưu, mọi người không ai còn nhớ đến họ, những người đã hết lòng cứu chữa, băng bó vết thương cho bộ đội trong những đêm mưa bom bão đạn thời kháng chiến. Đến ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) hàng năm cũng không được một lời hỏi thăm.

Bà Mơ cho biết: “Dù làm ở xã, nhưng chúng tôi cũng phải trực đêm như ở bệnh viện. Đặc biệt là lúc chiến tranh, bộ đội bị thương nhiều, trong khi tuyến trên quá tải nên chúng tôi phải cấp cứu ngay trong trạm”.

2.jpg
Bằng tốt nghiệp y sĩ của bà Lê Thị Mơ. 

Ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Lý cho biết: “Các bác ấy đã hy sinh tuổi thanh xuân gắn bó với nghề, giờ về nghỉ công tác mà không được hưởng bất cứ chế độ nào. Biết là thiệt thòi nhưng ở cấp xã thì cũng không thể làm gì được. Cứ 5 năm vào ngày 27/2, lãnh đạo xã lại tổ chức gặp mặt, giao lưu với các y bác sĩ đã gắn bó với trạm như một lời động viên đối với họ”.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 

 

 

 

Xuân Sơn - Hà Khải
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top