Bắt đầu18h hôm nay (27/10), Cục Hàng không Việt Nam đã có quyết định sẽ dừng khai thác tất cả các hoạt động bay tại 5 sân bay trong khu vực bão dự kiến đổ bộ.
Cụ thể, 4 sân bay phải dừng mọi hoạt động bao gồm: Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), Đà Nẵng, Tuy Hòa (Phú Yên). Giờ khai thác trở lại dự kiến là 16h ngày 28/10. Riêng sân bay Pleiku (Gia Lai) sẽ tạm dừng khai thác từ 21h ngày 27/10 đến 19h ngày 28/10.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan không được chủ quan, triển khai ngay các hành động ứng phó ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn hoạt động bay, người và cơ sở vật chất tại các cảng hàng không, sân bay trong khu vực dự kiến ảnh hưởng của bão.
Cục Hàng không cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng không, các cảng hàng không, cơ quan khí tượng hàng không… theo dõi liên tục diễn biến ảnh hưởng của bão tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Liên Khương (Lâm Đồng), Cam Ranh (Khánh Hòa) và các sân bay khác tại khu vực Nam Bộ (nếu có) để đề xuất bổ sung các quyết định về đóng, mở khai thác, bảo đảm an toàn hoạt động bay.
Trước đó, để bảo đảm an toàn hoạt động bay, an toàn cho người và tài sản tại các cảng hàng không, sân bay, đồng thời, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến khai thác, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24h.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác bảo đảm chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.
Các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tăng cường công tác phối hợp; cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, bảo đảm an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.
Cục Hàng không cũng yêu cầu triển khai phương án phòng, chống mưa, bão, các biện pháp phòng, chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.