“Lúc gió giật mạnh, sóng bổ vào mũi tàu, nước bao phủ cả tàu, sóng đập ầm ầm vào mạn tàu, các thuyền viên bị xô ngã nghiêng…”, lão ngư Nguyễn Bình, thuyền trưởng tàu BĐ 95566 TS bị mất liên lạc suốt 2 tuần qua kể lại.
Chiều ngày 20/12, tàu cá BĐ 95566 TS, do ông Nguyễn Bình (55 tuổi, ở thôn Ca Công, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cùng 5 ngư dân trên tàu bị mất liên lạc suốt 2 tuần đã may mắn cập cảng Quy Nhơn (TP. Quy Nhơn, Bình Định) trong niềm vui vỡ òa của người thân các thuyền viên.
Ngư dân Nguyễn Bình (người ngồi bên trái) kể lại những giây phút hiểm nguy trong thời gian lênh đênh trên biển, đương đầu với sóng dữ.
Trở về sau gần 2 tuần không liên lạc được với đất liền, đối diện với sóng lớn giữa biển khơi mênh mông, lão ngư Nguyễn Bình, thuyền trưởng tàu cá kể lại: Tàu chúng tôi xuất cảng Tam Quan ngày 01/12, đi mất 5 ngày đêm mới tới ngư trường đánh bắt. Khi tàu đang khai thác ở vị trí tọa độ 16 độ Bắc - 115 độ Đông thì gặp gió cấp 6-7, tàu vẫn khai thác cầm chừng chờ gió qua nhưng càng ngày mỗi lúc gió càng mạnh lên, có lúc giật cấp 8- cấp 9, chẳng khác nào gặp bão. Sóng lớn liên tục bổ vào tàu làm máy liên lạc Icom và máy nhắn tin đều bị hư và bị mất liên lạc từ ngày 7/12.
“Lúc đó máy nhắn tin thì hư hoàn toàn, còn máy Icom thì chỉ nghe được đất liền nói còn không nói lại được nên gần như mất liên lạc hoàn toàn với đất liền. Lúc này, trong bụng mình cũng có chút lo lắng, nghề biển mà biết chẳng biết trước điều gì nhưng mình là thuyền trưởng, chủ tàu phải cầm cương không để lo lắng cho thuyền viên biết, nếu họ sẽ hoang mang khi gặp sự cố sẽ lúng túng xử lý sẽ càng nguy hiểm hơn”, ông Bình nói.
Ngư dân trẻ Nguyễn Thế Vĩnh (32 tuổi, con trai thuyền trưởng) cho biết, gió mỗi ngày một mạnh, chúng tôi phải thả dàm dù, cột đá thả xuống biển để giữ tàu khỏi bị trôi. Dàm dù còn tác dụng giữ mũi tàu theo hướng gió giữ nước đánh vào mũi tàu. Đồng thời, 3 máy bơm nước trên tàu hoạt động gần như liên tục bớm nước trong khoang để tàu khỏi chìm.
“Khi gió giật mạnh, sóng bổ mạnh từ mũi qua phía sau tàu. Sóng đánh dồn dập, tàu lắc lư xô ngã các thuyền viên. Đến ăn việc nấu cơm ăn cũng khó vì tàu lắc quá mạnh nên có gì ăn nấy để cầm hơi”, anh Vĩnh chưa hết lo lắng kể.
Tàu trụ lại mấy ngày, nhưng gió vẫn không giảm nên thuyền trưởng tàu quyết định cho tàu chạy về đất liền. “Bão bùng trên biển không biết trước được, cho tàu nằm lại chờ gió bão qua cũng lo bởi nếu xảy ra bất chắc thì chỉ có chết vì tàu mất liên lạc hoàn toàn. Chấp nhận lỗ tổn, tôi cho tàu chạy vào bờ nhưng do gió lớn phải mất một ngày, tàu vừa chạy vừa thả dàm để gió khỏi đánh lạc lái tàu. Chạy mất 3 ngày 3 đêm thì tàu vào cảng Quy Nhơn, sau đó cân bán cá được 15 triệu, lỗ tổn 55 triệu. May mà còn giữ được tính mạng”, thuyền trưởng Bình buồn chia sẻ.
Trước đó, ngày 19/12, gia đình các ngư dân đi trên tàu cá ông Nguyễn Bình (ngụ xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) gửi đơn cầu cứu khẩn cấp đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định giúp tìm kiếm 6 ngư dân hành nghề ở vùng biển Trường Sa bị mất liên lạc từ ngày 7/12 cho đến ngày 19/12
Ngay sau khi nhận được thông tin cầu cứu, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bình Định thông báo trên các Đài của Biên phòng, Đài thông tin Duyên hải. Đồng thời thông báo trên hệ thống thông tin các tàu của ngư dân đang hoạt động gần khu vực tàu mất liên lạc để hỗ trợ tìm kiếm 6 ngư dân.
Phú Mỹ
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.