Các vụ cháy gây khiến 20 người chết và 16 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 18,1 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung, 9 tháng đầu năm 2022 (tính từ 15/12/2021 - 14/9/2022) trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 288 vụ cháy (6 vụ cháy lớn, 10 vụ cháy nghiêm trọng, 1 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 117 vụ cháy trung bình, 151 vụ chảy nhỏ, 3 vụ cháy rừng). Thiệt hại khiến 20 người chết và 16 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính ban đầu khoảng 18,1 tỷ đồng.
So với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2021, tăng 5 vụ cháy, tăng 9 người chết, giảm 3 người bị thương và thiệt hại về tài sản giảm khoảng 6,9 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện 190 vụ; sơ xuất khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 6 vụ; đốt 4 vụ; tai nạn giao thông 2 vụ; sự cố kỹ thuật máy móc 4 vụ và đang điều tra, làm rõ 82 vụ.
Những vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng
Vụ cháy gần đây nhất xảy ra vào ngày 1/8 tại quán karaoke ISIS, địa chỉ 231 Quan Hoa, địa bàn quận Cầu Giấy đã làm cho 3 cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát PCCC-CHCN hy sinh. Đây là lần thứ 2 trên địa bàn quận Cầu Giấy xảy ra cháy quán karaoke làm chết người.
Hiện trường xảy ra vụ cháy khiến ba chiến sỹ cảnh sát hy sinh. Ảnh: PHI HÙNG
Trưa 1/8/2022, một vụ cháy xảy ra tại quán karaoke ISIS, địa chỉ 231 Quan Hoa, TP. Cầu Giấy. Trung tâm thông tin chỉ huy Công an TP đã điều động hàng chục xe chữa cháy và nhiều cảnh sát PCCC đến hiện trường dập lửa.
Với tinh thần không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, tổ trinh sát gồm Thượng tá Đặng Anh Quân - đội trưởng, Thượng uý Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình Phúc đã triển khai chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, đưa tám người ra ngoài an toàn.
Sau đó, các chiến sỹ tiếp tục quay lại thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ. Khi ba chiến sỹ cảnh sát PCCC lên tới tầng bốn thì các vật liệu làm trần giả, vật liệu trang trí trong nhà sập xuống cầu thang bộ, khiến cả ba hy sinh.
Trước đó vào trưa 4/2/2021, lửa xuất hiện rồi bao trùm căn nhà cấp 4 trên phố Tam Khương thuộc quận Đống Đa. Căn nhà này do một nhóm sinh viên thuê để ở và bán hàng online. Nguyên nhân do nhóm này đốt vàng mã trước cửa phòng trọ rồi vào ăn cơm, sau đó bốn người trong nhóm đi ngủ, người còn lại khóa cổng rồi ra đầu ngõ uống nước. Đến khoảng 14 giờ, người này quay về thì nhà đã cháy, bốn người bên trong tử vong.
Năm 2019 đã xảy vụ cháy tại ngõ 1, phố Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, đám cháy xảy ra tại bốn kho, xưởng có kết cấu khung thép, mái tôn, tường xây lửng bằng gạch, phía trên bịt tôn. Tổng diện tích khoảng 900 m2.
Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành 114 - Công an TP Hà Nội điều động chín xe chuyên dụng và các đơn vị công an khác để hỗ trợ công tác chữa cháy. Vụ cháy khiến tám nạn nhân tử vong, có bốn người trong một gia đình. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện từ nhà xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác của một công ty.
Năm 2017, tại xưởng bánh kem ở địa chỉ Km19 quốc lộ 32, thuộc địa phận xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức đã xảy ra vụ cháy. Thời điểm cháy, trong xưởng có khoảng 20 công nhân đang làm việc. Lửa nhanh chóng bao trùm cả khu nhà xưởng. Cửa đóng, không có lối thoát hiểm, mái tôn sập xuống, nhiều nạn nhân không thể thoát ra ngoài. Hậu quả vụ cháy khiến tám người chết, hầu hết các nạn nhân là người trong một gia đình, toàn bộ nhà xưởng bị thiêu rụi.
Vào năm 2013, một vụ cháy xảy ra tại quán bar trong khu Zone9, phố Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng. Thời điểm này, nhóm thợ gồm 10 người đang cải tạo căn phòng tầng 1 để chuẩn bị kinh doanh. Sau khoảng 30 phút, đám cháy được khống chế. Tuy nhiên, sáu trong số 10 công nhân đã không qua khỏi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định do thợ hàn trong lúc làm việc đã sơ ý để vảy hàn bắn vào các vật liệu dễ cháy như bông, đệm cách…
Trước vụ cháy tại tại 231 Quan Hoa, Cầu Giấy, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bức xúc nói: “Ngoài sự việc ba chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy mới đây, trước đó tại quận Cầu Giấy còn có vụ cháy tại quán karaoke khiến 13 người tử vong. Do đó cần soi lại việc quản lý, cấp phép phòng cháy chữa cháy trên địa bàn. Phải kiểm tra, xử lý nghiêm, thậm chí tước giấy phép kinh doanh các cơ sở không bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ”.
Ông Hòa còn nhấn mạnh “Nếu chưa thì phải có những văn bản nhắc lại và đặc biệt phải quy rõ trách nhiệm, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phòng cháy chữa cháy”.
Nhiều nguyên nhân
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng phân tích rõ, tình hình cháy, nổ trong thời gian qua có những diễn biến phức tạp là do địa bàn Hà Nội tập trung nhiều trụ sở làm việc, nhiều khu, cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất... với mật độ dân số rất đông, số lượng cơ sở luôn đứng đầu cả nước, đặc biệt số lượng cơ sở tồn tại về PCCC đưa vào sử dụng trước luật PCCC 2001; số cơ sở vi phạm về PCCC chưa nghiệm thu đưa vào hoạt động rất lớn; quá trình phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ hóa đô thị, nhu cầu sử dụng điện... kéo theo nguy cơ cháy, nổ ngày càng gia tăng.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội làm rõ các vấn đề về PCCC ở các khu đô thị.
Ông cho biết thêm, đó là sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại, tăng tối đa công suất, thời gian hoạt động nhưng còn tình trạng lơ là, đặt mục tiêu hiệu quả sản xuất, lợi ích kinh tế lên trên hết mà không quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn PCCC; từ đó kéo theo nhiều nguy cơ cháy nổ.
"Hầu hết các vụ cháy xảy ra tại các cơ sở, hộ gia đình có tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, mặc dù đã được kiểm tra, kiến nghị, ký cam kết nhưng chủ hộ chưa khắc phục triệt để. Phần lớn các cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính, cá biệt có cơ sở đã bị đình chỉ hoạt động nhưng không chấp hành, lén lút hoạt động", Phó Giám đốc CATP nêu rõ.
Bên cạnh đó còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chưa chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC theo thẩm quyền, nhận thức, ý thức về PCCC của một bộ phận người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC.
Thực hiện Kế hoạch tổng kiểm tra rà soát về PCCC và CNCH của Bộ Công an, từ 15/10/2022 đến 15/12/2022 CATP đã ra quân tổng kiểm tra, rà soát trên toàn thành phố đối với 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo quy định và các khu dân cư trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị thuộc CATP đã xử phạt 291 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 2,7 tỷ đồng, tạm đình chỉ 176 trường hợp, đình chỉ 336 trường hợp, thu hồi 19 giấy phép. Đối với các cơ sở không đảm bảo các điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, cơ quan Công an có văn bản kiến nghị Chính quyền địa phương, ngành văn hóa để xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh đã cấp.
CATP đã chủ động tham mưu HĐND TP ra Nghị quyết số 05 quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số27/10/QH10 có hiệu lực; tham mưu UBND TP ban hành các văn bản chỉ đạo mang tính chất định hướng, triển khai hiệu quả công tác PCCC&CNCH, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất, karaoke, chợ, trung tâm thương mại có nguy cơ cháy nổ cao...
"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng. Không chỉ ở các chung cư, khu đô thị, CATP sẽ kiểm tra 100% các cơ sở kinh doanh có điều kiện và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở ngành để hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khẳng định.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.