Chính phủ Australia cho biết khoảng 1 triệu con gà, tương đương 5% số đàn gà nuôi lấy trứng tại các trang trại phát hiện cúm gia cầm của nước này, đã hoặc sẽ được tiêu hủy để ngăn chặn virus lây lan.
Ảnh minh họa: (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 17/6, chính quyền bang Victoria của Australia cho biết tiếp tục phát hiện virus cúm gia cầm độc lực cao tại trang trại thứ 7 gần thành phố Melbourne.
Virus phát hiện tại trang trại này là chủng H7N9, trong khi virus phát hiện tại 6 trang trại trước đó đều là chủng H7N3.
Theo chính quyền bang Victoria, nhà chức trách bang đã lập các khu vực kiểm soát và hạn chế đi lại xung quanh tất cả các trang trại phát hiện virus cúm gia cầm.
Tuần trước, Chính phủ Australia cho biết khoảng 1 triệu con gà, tương đương 5% số đàn gà nuôi lấy trứng tại các trang trại phát hiện cúm gia cầm của nước này, đã hoặc sẽ được tiêu hủy để ngăn chặn virus lây lan.
Tại Australia hiện vẫn chưa xảy ra tình trạng thiếu trứng dù một số nhà bán lẻ đã đưa ra giới hạn mua hàng. Nhà chức trách cho biết các sản phẩm trứng và thịt gà, vịt trên thị trường hiện nay là an toàn và không gây rủi ro cho người tiêu dùng.
Hồi cuối tháng Năm vừa qua, Australia đã phát hiện virus cúm gia cầm tại trang trại đầu tiên gần thị trấn Meredith cách thành phố Melbourne 90km về phía Tây.
Trước khi bùng phát đợt dịch bùng phát này, Australia đã chứng kiến 9 đợt dịch cúm gia cầm độc lực cao kể từ năm 1976 và tất cả đều được dập tắt kịp thời./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…