Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2023 | 19:51

Bắc Ninh đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9

Bắc Ninh đã trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, đạt hơn 4 tỷ USD trong tháng 9 vừa qua.

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam đạt gần 259 tỷ USD, giảm 8,5%, tương ứng giảm hơn 24 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. So với tình hình đầu năm, con số này có chiều hướng tích cực khi mức giảm dần được thu hẹp.

Đóng góp cho sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu cả nước trong tháng 9 phải kể đến một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng đột biến như rau quả đạt hơn 4 tỷ USD, tăng hơn 72%, hạt điều đạt hơn 2 tỷ USD tăng hơn 13%, gạo đạt hơn 3 tỷ USD tăng 36%, giấy và các sản phẩm từ giấy đạt gần 2 tỷ USD, tăng hơn 10%, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt hơn 10 tỷ USD, tăng gần 17%.

Xét theo tỉnh/thành phố, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 9, cả nước có 9 tỉnh/thành phố có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.

Trong đó, khu vực phía Bắc có các địa phương: Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Phú Thọ. Các địa phương còn lại ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ gồm: TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Vượt Tp.HCM, Bắc Ninh trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước trong tháng 9 vừa qua.

Đáng chú ý, trong tháng 9, Bắc Ninh  đã vượt TP HCM trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, đạt hơn 4 tỷ USD, trong khi của TP HCM chỉ đạt hơn 3 tỷ USD.

Ba địa phương có quy mô lớn tiếp theo lần lượt là Bắc Giang đạt gần 3 tỷ USD, Hải Phòng và Bình Dương đạt hơn 2 tỷ USD.

Tính chung 9 tháng, TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu với hơn 31 tỷ USD. Bắc Ninh xếp vị trí thứ hai với gần 29 tỷ USD; Bình Dương với hơn 22 tỷ USD; Thái Nguyên với hơn 20 tỷ USD; Hải Phòng với hơn 18 tỷ USD.

Ở chiều nhập khẩu, các địa phương có kim ngạch lớn trong 9 tháng qua là: TP HCM với gần 41 tỷ USD; Hà Nội với gần 27 tỷ USD; Bắc Ninh với hơn 24 tỷ USD; Bình Dương với hơn 16 tỷ USD; Hải Phòng với gần 16 tỷ USD.

Được biết, trong tháng 9, cả nước có 9 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, khu vực phía Bắc có các địa phương: Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Phú Thọ. Các địa phương còn lại ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu với 31,1 tỷ USD.

Hết tháng 9 năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 500 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư gần 22 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 258,97 tỷ USD, giảm 8,5%, tương ứng giảm 24,02 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. So với tình hình đầu năm, con số này có chiều hướng tích cực khi mức giảm dần được thu hẹp.

Đóng góp cho sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu phải kể đến một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng đột biến như: rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 72,5%; hạt điều đạt 2,5 tỷ USD tăng 13,5%; gạo đạt 3,5 tỷ USD tăng 36%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 10,2 tỷ USD, tăng 16,7%...

Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 237,33 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ 2022.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top