Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, trong phiên giám sát tối cao việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 (ngày 25/5) và phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023.
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 (ngày 29/5), các vị đại biểu Quốc hội đã phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề, cả những mặt đạt kết quả cao, cả những vấn đề còn hạn chế phải tiếp tục tháo gỡ để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã thông qua.
Trước hết phải khẳng định, có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sát thực tiễn của Ban chấp hành Trung ương Đảng và những quyết sách kịp thời, mạnh mẽ, chưa từng có để ứng phó với thách thức chưa có tiền lệ của Quốc hội trong việc đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch.
Điều thứ hai phải nhấn mạnh là, tình hình kinh tế xã hội nước ta kể từ sau đại dịch Covid-19 và trước những biến động khó lường của tình hình thế giới đã, đang và tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, năm sau vững hơn năm trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực (đạt tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trong khu vực và trên thế giới với nhiều điểm sáng, như: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; cả 3 trụ cột chính của nền kinh tế (đầu tư - xuất khẩu – tiêu dùng) vừa tiếp tục phục hồi vừa tăng trưởng tích cực). Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước thu nhập trung bình cao. Đó là điểm nhấn rất tích cực trong bức tranh kinh tế thế giới còn tối màu.
Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, kinh tế nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng, trụ đỡ của nền kinh tế.
Điểm thứ ba phải nhấn mạnh là, trong bối cảnh khó khăn nhiều mặt nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân nên cả 3 mục tiêu của Nghị quyết số 43 (kiểm soát đại dịch, phục hồi tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội) đều đạt những kết quả rất cơ bản. Các chính sách trong Nghị quyết có tính chiến lược với tầm nhìn xa và rộng, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa bổ sung nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện chính sách an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế khi 5 tháng đầu năm xuất khẩu trên 24 tỷ USD, xuất siêu 6,5 tỷ USD/ 8 tỷ USD xuất siêu của nền kinh tế.
Điểm thứ tư phải nhấn mạnh là, sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ và Quốc hội trong thực hiện Nghị quyết số 43 và sự linh hoạt, quyết liệt trong điều hành trên cơ sở “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy vậy, báo cáo của đoàn giám sát và ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ những điểm còn hạn chế: công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án còn chậm, chưa đảm bảo tính sẵn sàng để thực hiện, giải ngân vốn chưa đáp ứng yêu cầu về thời hạn của Nghị quyết, còn có chính sách chưa vào cuộc sống, năng lực thực hiện của không ít địa phương cần được nâng cao,…
Làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn: Nghị quyết 43 được xây dựng trong bối cảnh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn. Thực tế đòi hỏi phải cấp bách có một gói chính sách đủ lớn với quy mô đủ lớn để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chống đứt gãy các chuỗi và dần dần giữ được ổn định, phục hồi, tăng trưởng trở lại. Việc thực hiện vừa đòi hỏi phải cấp bách, nhanh, đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu; phải đúng pháp luật và không để lợi dụng, trục lợi, thất thoát, lãng phí. Yêu cầu đặt ra rất cao, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình ngắn, lại lần đầu tiên thực hiện với quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng và thủ tục còn phức tạp; kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế và sự phối hợp giữa các cơ quan cũng còn bất cập. Bên cạnh đó, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân làm cho kết quả thực hiện một số chính sách chưa hiệu quả. Bài học rút ra là, các chính sách phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ làm, thực hiện và giám sát. Đồng thời, việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ, thống nhất, chứ không phải để một rừng các vướng mắc hiện nay. Rồi việc phân cấp, phân quyền phải triệt để, kể cả giữa Trung ương và địa phương, giữa Quốc hội và Chính phủ.
Để nền kinh tế bứt tốc, hoàn thành mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra (đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp - GDP bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm), trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội hơn 2 năm qua và thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cần triển khai có hiệu quả 11 nhóm giải pháp của Chính phủ đã được Phó thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo. Trong đó, cần tập trung hoàn thiện thể chế, giải quyết các ách tắc, vướng mắc hiện nay; bổ sung và điều chỉnh đồng bộ một số luật cần thiết... Cải cách thêm nữa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mạnh hơn. Gắn với đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin - cho, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Nhiệm vụ phía trước là rất nặng nề, song với tinh thần đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo, cùng ý chí tự lực, tự cường trên tinh thần không có gì là không thể, cùng nhau quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, nhất định chúng ta hoàn thành mục tiêu đưa con tàu Việt Nam cập bến đúng thời gian.
Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Ngày 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai (13/10) với chủ đề: “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.