Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Nội dung Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.
Các Đại biểu tham dự Lễ Khai mạc, Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024.
Phát biểu tại buổi Lễ khai mạc, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, sự kiện Hội Báo toàn quốc 2024 là một sự kiện vô cùng có ý nghĩa không chỉ với báo giới mà còn với sự phát triển kinh tế xã hội của TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Trong thời gian qua, báo chí cách mạng đã có sự đóng góp rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố. Lãnh đạo thành phố cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, góp ý từ phía báo chí.
Do đó, chúng tôi luôn đánh giá báo chí từ Trung ương đến địa phương là lực lượng hữu cơ đóng góp cho sự phát triển của Thành phố. Chúng tôi rất biết ơn sự đóng góp của cơ quan báo chí với lãnh đạo Thành phố và sẽ tạo mọi điều kiện để báo chí tiếp tục phát huy vai trò của mình.
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại diễn đàn.
Đặc biệt, tại diễn đàn, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, hiện tại trong lịch sử Thành phố được biết đến như là một địa phương rất năng động sáng tạo và luôn suy nghĩ tìm tòi những cách làm mới.
"Nhưng năng động thế nào, đổi mới thế nào trong bối cảnh hiện nay là một vấn mà chúng tôi rất mong muốn cơ quan báo chí, anh em nhà báo bằng kinh nghiệm của mình có thể phân tích thêm, gợi ý thêm để làm sao chúng ta khơi được động lực bên trong của sự năng động sáng tạo cho sự phát triển của Thành phố, của đất nước, mà chúng ta vẫn đảm bảo được sự tuân thủ hay là kết quả từ thực tiễn đó nhanh chóng được tổng kết, pháp lý hóa, cơ chế hóa".
Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ, ngày nay không gian mạng là trận địa chính, trận chiến chính của nhà báo. Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này.
"Thắng hay bại là ở đây! Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, công nghệ số (CNS), chuyển đổi số (CĐS) cũng đã hơn chục năm rồi, bây giờ không chỉ là lên không gian mạng (KGM) mà còn là giành lại KGM, tạo ra dòng chủ lưu trên KGM. Nguồn thu chính của báo chí rồi cũng sẽ đến từ KGM", ông Hùng nêu rõ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông chia sẻ tại diễn đàn.
Tuy nhiên, CNS lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới. "Vậy là báo chí phải làm những việc mới. Đổi mới báo chí nằm ở chỗ báo chí phải làm hơn những gì mình đang làm", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đặt câu hỏi và cho rằng, báo chí cần một không gian rộng hơn là “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”, tức là rộng hơn việc đưa tin. Độc giả mong muốn biết những gì ở phía sau quá nhiều những tin tức. Đó có thể là một sự diễn giải, phân tích hoặc bình luận tin tức. Đó có thể là một cái nhìn đa chiều, một sự thấu hiểu sâu sắc và trí tuệ, một sự diễn giải thú vị, đầy tính gợi mở, hoặc một giải pháp cho những vấn đề của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. "Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và ĐMST số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí".
Báo chí Việt Nam, có những thách thức và cơ hội trong thời kì mới như hiện nay, qua lời chia sẻ của ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Xu hướng phát triển cũng như bức tranh toàn diện của nền báo chí Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội lớn mà báo chí Việt Nam nói riêng, báo chí thế giới nói chung đang phải đối mặt.
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, thuyết trình tại diễn đàn với tiêu đề: "Báo chí Việt Nam Thách thức - Cơ hội".
Thứ nhất, là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI. Khẳng định, AI đang góp phần cải thiện công việc của nhà báo, đồng chí cũng cho rằng: AI mang lại tiềm năng to lớn cho thế giới và cho nghề báo, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, do đó, cần phải hết sức thận trọng. Nhiều tòa soạn lớn trên thế giới cũng có chung nỗi lo trước những rủi ro mà AI có thể mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nội dung.
Thứ hai, hiện nay, báo chí thế giới cũng phải đối mặt với vấn nạn tin giả. Nhiều đối tượng đã sử dụng AI để bóp méo hình ảnh, tạo ra deep fake gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba, việc ngày càng có nhiều thiết bị mới xuất hiện đã và đang tạo ra cơ hội lớn cho báo chí phát triển. "Trong năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những thiết bị mới ngoài điện thoại thông minh, sử dụng các cách thức tương tác như ra lệnh bằng giọng nói, chuyển động của mắt hoặc tay", ông Lê Quốc Minh thông tin.
Đặc biệt, với chiến lược tồn tại và phát triển lâu dài, các cơ quan báo chí cần kéo độc giả trở lại với website của báo chí. Cùng với đó, báo in cần được nâng niu và đối xử như một sản phẩm cao cấp, mang lại những thông tin giá trị với chiều sâu cùng sự hiểu biết mà chỉ con người mới có thể mang lại.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.