Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 6 năm 2023 | 15:35

Bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc - yếu tố “cốt lõi” tạo chỗ đứng bền vững cho vải thiều

Ngày 7/6, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2023. Đại diện các doanh nghiệp, HTX đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác kết nối tiêu thụ vải thiều, cắt băng xuất hành đưa vải thiều đi tiêu thụ.

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết, năm nay, vải thiều Lục Ngạn tiếp tục có chất lượng vượt trội, mã đẹp. Với hơn 17,3 nghìn hecta, sản lượng vải toàn huyện ước đạt 98.000 tấn. Đặc biệt, Lục Ngạn số hóa các mã số vùng sản xuất vải, gắn với sổ nhật ký điện tử để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, huyện có 88 mã số vùng trồng với diện tích 11.879 ha, gồm: Trung Quốc 35 mã; thị trường Mỹ, Úc, EU 19 mã; Nhật Bản 32 mã; Thái Lan 2 mã; quản lý chặt chẽ và duy trì 173 mã cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện, Lục Ngạn đang vào vụ thu hoạch vải thiều. Các điều kiện phục vụ tiêu thụ đã sẵn sàng. Huyện cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều; chỉ đạo cung cấp các dịch vụ hậu cần tốt nhất như: Nguồn vốn, nguồn điện, thùng xốp, đá cây, vệ sinh môi trường, chuẩn bị kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân, mua vải thiều tập trung, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông và các dịch vụ khác... 

Với phương châm coi trọng tất cả các thị trường, cả trong nước, nước ngoài, huyện có nhiều đổi mới trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua vải thiều để xuất khẩu, nhiều thương nhân đã sớm tìm hiểu, ký kết hợp đồng, giám sát tiêu thụ vải thiều tại huyện Lục Ngạn. Đã có 204 thương nhân Trung Quốc được đồng ý đến Lục Ngạn để thu mua vải thiều.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế vẻ đẹp riêng có của vùng đất Lục Ngạn khi bước vào mùa vải chín, nhiều doanh nghiệp, HTX, nhà vườn đã nhanh nhạy chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh vải thiều gắn với khai thác phát triển du lịch nông nghiệp miệt vườn, sinh thái, trải nghiệm, du lịch văn hóa, cộng đồng.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn phát biểu tại hội nghị.

Tổ chức những sự kiện truyền thông, dịch vụ, du lịch hấp dẫn như: Chào bán toàn bộ cây vải trong một vụ cho khách hàng theo mô hình “Cây vải vườn nhà”; biểu diễn nghệ thuật tại vườn vải thiều; mở cửa vườn đón khách du lịch trải nghiệm và mua sản phẩm trực tiếp; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour tham quan, thưởng thức vải thiều…

Tại hội nghị, lãnh đạo huyện Lục Ngạn đề nghị các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bắc Giang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng, kết nối với các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu quả vải thiều Lục Ngạn vào các thị trường tiềm năng. Đề nghị các doanh nghiệp, thương nhân, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối tìm hiểu, ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; tạo mối liên kết bền vững giữa người dân trồng vải thiều nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung với các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa bàn huyện.

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, vải thiều là sản phẩm nổi tiếng của Bắc Giang, diện tích lớn nhất cả nước nên luôn được quan tâm. Từ chỉ đạo sản xuất đến xúc tiến thương mại đều có sự đổi mới, thiết thực, hiệu quả, bằng nhiều hình thức ở cả trong nước, quốc tế. Bắc Giang đã và luôn nhất quán và xuyên suốt từ chính quyền đến người dân trồng vải thiều lấy chất lượng vượt trội, đặc trưng riêng có; bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc là yếu tố “cốt lõi” làm chỗ đứng bền vững; với phương châm coi trọng tất cả các thị trường ở cả trong và ngoài nước, hướng tới người tiêu dùng được thưởng thức trái vải thiều ngon, chất lượng cao, sạch và an toàn nhất.

Lục Ngạn đã rất chủ động, đổi mới, gắn tiêu thụ mùa vụ vải thiều với phát triển du lịch; đây là dịp để Lục Ngạn quảng bá sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ vải thiều, các loại nông sản và sản phẩm du lịch miệt vườn…; thu hút du khách tham quan và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, hợp tác, ký kết tiêu thụ vải thiều cho nhân dân huyện Lục Ngạn.

Các đại biểu thăm các gian hàng được xếp từ quả vải.

Đây là minh chứng, khẳng định của các cấp chính quyền luôn quan tâm, dành sự hỗ trợ cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, thương nhân và doanh nghiệp tiêu thụ tốt vải thiều trong thời gian tới; góp phần tiêu thụ tốt các nông sản khác của huyện, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn đề nghị các sở, ngành, UBND huyện Lục Ngạn và các địa phương vùng trồng vải trong tỉnh hướng dẫn bà con vùng trồng vải tiếp tục thực hiện đúng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, bảo đảm chất lượng tốt nhất và an toàn từ khâu sản xuất, thu mua, lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng công nghệ, tem truy xuất nguồn gốc; quản lý mã số vùng trồng, mã số đóng gói; chủ động khâu kết nối, xúc tiến tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường cả trên các kênh truyền thống và các sàn thương mại điện tử; khuyến khích người dân tham gia tiêu thụ trên nền tảng online, mạng xã hội.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, HTX ký biên bản thỏa thuận hợp tác kết nối tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn và cắt băng xuất hành đưa vải thiều đi tiêu thụ.

Đặc biệt, việc ga Kép đủ tiêu chuẩn ga liên vận quốc tế, mở ra hướng phát triển kinh tế của Bắc Giang và mở thêm kênh vận chuyển tiêu thụ vải thiều. Vì vậy, cần phối hợp với các cơ quan chức năng ngành đường sắt, hải quan, quản lý cửa khẩu; các công ty khai thác vận tải đường sắt… để dịch chuyển vận chuyển vải thiều tiêu thụ trong nước và xuất sang Trung Quốc bằng hệ thống đường sắt; giảm tải áp lực xuất khẩu vải thiều qua các cửa khẩu đường bộ.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top