Chiều 8/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chủ trì phiên họp thứ nhất của Tiểu ban.
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng có 53 thành viên, được giao nhiệm vụ xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 2021-2025), thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030); xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2026-2030 trình Đại hội XIV của Đảng.
Tại Phiên họp, Tiểu ban đã thảo luận, xem xét và thống nhất nhiều nội dung quan trọng: Xác định, hình thành các cơ quan, bộ phận giúp việc; dự kiến phân công các đồng chí tham gia các khối công việc; quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban, Tổ biên tập và bộ phận giúp việc; trao đổi thống nhất các quy chế làm việc của Tiểu ban, của Tổ biên tập, cũng như lộ trình, kế hoạch thực hiện các công việc, nhiệm vụ của Tiểu ban.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc quyết định thành lập các tiểu ban là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế -xã hội tập trung trí tuệ, thời gian, phân công và tổ chức hoạt động khoa học, hợp lý, lộ trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khả thi để có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn, phức tạp và công phu.
Để báo cáo trình Đại hội XIV đảm bảo chất lượng, Thủ tướng nhấn mạnh một số yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, phải bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến 2045.
Thủ tướng nêu rõ, đánh giá tình hình phải khách quan, trung thực, sát thực tiễn, chỉ ra khó khăn, thuận lợi, những việc đã làm được, chưa làm được cùng nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm.
Thủ tướng lưu ý, cần cập nhật các xu hướng mới của thế giới như chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, vấn đề cạnh tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Đặc biệt, cần nâng cao tính dự báo, nhận diện rõ những đặc thù, cơ hội, thách thức; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu của gần 40 năm đổi mới, vừa phải bổ sung, phát triển, bảo đảm phù hợp với xu hướng vận động trong nước và thế giới để đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế để hoàn thành chiến lược 10 năm.
Các báo cáo về kinh tế-xã hội cũng cần nhất quán với tư tưởng, quan điểm lớn trong Báo cáo Chính trị và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông với các báo cáo khác. Thủ tướng lưu ý, đây là những văn kiện quan trọng của Đảng, vì vậy, cần mang tầm tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo lớn nhưng thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; làm sao để các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội trong văn kiện thấm sâu vào từng ngành, từng địa phương và tổ chức thực hiện khả thi, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh tư duy phải đổi mới, tầm nhìn chiến lược, hành động quyết liệt, sát thực tiễn và phải có sản phẩm cụ thể, mang lại nguồn lực cụ thể. Kết quả chất lượng của báo cáo là sự ghi nhận của Đảng, nhân dân phấn khởi, đồng tình, ủng hộ và quốc tế đánh giá cao.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.