Theo thống kê sơ bộ tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13, đã làm 5 tàu xi-măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh); 146 cây xanh bị đổ (Quảng Ninh 100; Hải Phòng 46); 2 cột điện hạ thế, 1 trạm biến thế bị hư hỏng (Hải Phòng).
Mất điện trên diện rộng
Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết, tại Quảng Ninh, hiện nay tổng số 52/52 đường dây 110kV và 21/21 TBA tại Quảng Ninh đã tách khỏi vận hành, toàn tỉnh mất điện. Hiện tại, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã huy động hơn 600 cán bộ công nhân viên đang ứng trực tại các đơn vị để khắc phục sự cố ngay sau khi cơn bão tan.
Cây xanh, cột điện đổ ở Quảng Ninh bị đổ.
Công ty Điện lực Hải Phòng cho biết, hiện mưa to và gió cấp 15 đã gây sự cố mất điện 6 đường dây 110 kV (hiện Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc chưa cho đóng lại) gây mất điện toàn bộ điện ở Cát Hải; mất điện trên 50 đường dây trung và khoảng hơn 300 nghìn khách hàng.
Theo báo cáo nhanh tại Thái Bình, sự cố 4 đường dây 110 kV và có 03 TBA 110 kV đang mất điện ; 110 lộ đường dây trung áp mất điện; khoảng 570 nghìn khách hàng bị mất điện. Tại Thanh Hóa, tin đến 14h ngày 7/9, khu vực tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, gió khoảng cấp 4, có 02 đường dây trung thế đang mất điện, số khách hàng mất điện là 11.916 khách hàng.
Công ty Điện lực Lạng Sơn cũng thông tin nhanh đến thời điểm này, đơn vị vẫn vận hành lưới 110 kV bình thường; sự cố 10 đường dây trung áp, tổng số ảnh hưởng mất điện là 63.913 khách hàng (trong đó đã khôi phục 50.517 khách hàng. Thiệt hại tạm thời có 01 TBA của khách hàng bị đổ và một số đường dây hạ áp bị sạt lở.
Ông ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biétthiệt hại cơn bão là rất lớn, chính vì vậy Công ty Điện lực bị ảnh hưởng do bão cần lưu ý an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị khi khôi phục thiệt hại sau khi bão tan; lập lưu đồ công tác từ kiểm đếm, khảo sát, lập phương án và biện pháp an toàn, thi công, huy động toàn bộ các đơn vị nhà thầu xây lắp và nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị.
Các ban Quản lý dự án, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc và các đơn vị còn lại sẵn sàng ứng trực và hỗ trợ, các Công ty Điện lực sẵn sàng các đội xung kích huy động khi cần thiết để khắc phục hậu quả cơn bão. 100% quân số quản lý kỹ thuật vận hành ứng trực, tuyệt đối thuân thủ quy định, quy trình để chủ động các phương án xử lý sự cố.
Để đảm bảo an toàn, các Điện lực tuân thủ quy định trong quản lý vận hành lưới điện. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty Điện lực miền Bắc và các đơn vị đã và đang ứng trực, theo dõi diễn biến của cơn bão số 3 để có phương án xử lý sự cố kịp thời, an toàn.
Quảng Ninh thiệt hại năng do bão
Quảng Ninh là một trong những địa phương nằm trong tâm bão số 3. Bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16, đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trên địa bàn tỉnh: Cây xanh, cột điện đổ; làm tốc mái nhà, xoáy bay mảng kính nhà cao tầng, cuốn đi nhiều biển bảng quảng cáo,...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường cho biết, sức gió đã giảm tại đảo Cô Tô, nhưng bắt đầu tăng tại khu vực đất liền. Mưa lớn tập trung ở Cô Tô, Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long. Quảng Ninh đã sơ tán người dân ở các vị trí nguy hiểm, nhà không kiên cố, trên tàu thuyền neo đậu vào nhà văn hóa, trường học, khách sạn.
Nhiều mái tôn ở Quảng Ninh bị tốc mái.
Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn huyện đảo Cô Tô bị mất điện, 30 điểm dây điện bị đứt; mất kết nối hệ thống cáp quang mạng viễn thông; 6 tàu tại khu vực âu tàu bị đắm; khoảng 100 nhà dân, trụ sở, trường học, khách sạn bị tốc mái tôn, chưa có nhà bị sập; hơn 8 chục cây xanh trên đường bị gãy đổ.
Trên địa bàn huyện Vân Đồn bị mất; nhiều cột thu phát sóng điện thoại không thể hoạt động, khiến cho nhiều khu vực không có sóng điện thoại di động, ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo công tác phòng, chống bão của địa phương. Cùng với đó, nhiều bè nuôi trồng thủy sản của người dân, dây nuôi hàu bị sóng, gió đánh trôi; hệ thống cây xanh trên các trục đường chính Tỉnh lộ 334 bị gãy đổ; nhiều mái tôn của nhà người dân, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn giao thông bị gãy đổ.
Tại huyện Hải Hà, theo thống kê sơ bộ bão số 3 đã làm tốc mái tôn khoảng 40 nhà dân, trụ sở cơ quan, trường học. Hiện, các xã, thị trấn của huyện này đang bị mất điện; 10 điểm dây điện bị cây đè vào làm đứt dây điện trên địa bàn huyện.
Bão số 3 cũng khiến hơn 100 cây xanh trên quốc lộ 18A, các tuyến đường xã, thị trấn bị gãy đổ. Khoảng gần 1 ha mía đường bị đổ. Hiện, cơ quan điện lực huyện, công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện đang tích cực xử lý để đảm bảo an toàn giao thông.
Tai TP. Uông Bí, hiện gió giật cấp 8, cấp 9, làm 1 cột điện gãy đổ (tại phường Thanh Sơn); 82 cây xanh đô thị bị gãy, bật gốc; 2 công trình phụ bị tốc mái. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người.
Cơ sở 2 Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề về tài sản, cơ sở vật chất.
Theo ghi nhận tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Uông Bí gió mạnh đã quật đổ nhiều cây xanh, cột điện; giật vỡ cửa kính, bay mái tôn của nhiều hộ dân. Nhiều tuyến đường trên địa bàn, đặc biệt là quốc lộ 18 qua Cẩm Phả hiện đã bị cây, cột điện đổ chắn ngang khiến phương tiện không thể di chuyển.
Tại xã Quang Minh, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã có 1 trường hợp tử vong do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa to, gió giật mạnh khiến một cây bạch đàn trồng bên đường đổ đè vào người dân đi qua. Nạn nhân là anh B.T.L. (SN 1971, trú tại thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đi xe máy mang biển số 17N3-5667 chở theo một người ngồi phía sau di chuyển trên đường tỉnh 392 theo hướng Thanh Miện đi Gia Lộc. Khi đến Km 18+500 đường tỉnh 392, đoạn qua địa phận thôn Đỗ Xuyên, xã Quang Minh, thì bị cây đổ đè trúng người. Vụ tai nạn đã khiến anh L. bị thương và được người dân đưa đi cấp cứu tại phòng khám Đa khoa Tuấn Tài (xã Quang Minh). Tuy nhiên do bị thương quá nặng, anh L. được xác định đã tử vong trên đường chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Nhận được tin báo về sự việc, các cơ quan chức năng huyện Gia Lộc đang ứng trực phục vụ công tác phòng, chống cơn bão số 3 đã huy động lực lượng tới hiện trường tiến hành các biện pháp cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra. |
Thái Bình lo ngập úng khoảng 74.000ha lúa mùa
Bão số 3 được dự báo sẽ gây mưa to, nguy cơ ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt, với khoảng 74.000ha lúa mùa của tỉnh Thái Bình đang trong thời kỳ mang đòng và gần 14.000ha cây rau màu, dược liệu, cây cảnh, cây ăn quả). Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh, đến nay toàn bộ số lao động tại các chòi canh coi ngao, ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ở trong và ngoài đê đã được di dời vào nơi an toàn.
Hiện lực lượng phòng, chống thiên tai của các địa phương, đơn vị đang ứng trực 100% quân số, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Người dân cũng chủ động các phương án gia cố, chằng chống nhà cửa.Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng do mưa bão gây ra, ngành nông nghiệp Thái Bình khuyến cáo các địa phương chủ động các giải pháp kỹ thuật.
Nguy cơ ngập úng, ảnh hưởng đến khoảng 74.000ha lúa mùa và gần 14.000ha cây rau màu, dược liệu, cây cảnh, cây ăn quả của tỉnh Thái Bình, (Ảnh: VOV).
Đối với diện tích lúa đã chắc xanh, nếu bị đổ ngã do bão và mưa lớn cần hướng dẫn nông dân dựng, buộc lúa tránh hạt lúa nảy mầm trên bông; tháo cạn nước mặt ruộng và phun thuốc trừ rầy, bệnh khô vằn phát sinh sau mưa lớn.
Các vùng lúa chưa trỗ bông chú trọng việc tiêu nước tránh đòng lúa ngập sâu trong nước sẽ bị thối, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Tạm dừng gieo trồng cây màu và bảo quản tốt các cây giống còn ươm trong bầu, hạt giống chờ thời tiết hết mưa, tạnh ráo tiếp tục gieo trồng.
Khẩn trương thu hoạch diện tích đến kỳ thu hoạch; khoanh vùng có nguy cơ ảnh hưởng do bão gây ra để có phương án xử lý nhanh, khởi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, bảo đảm nước tiêu nhanh, gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.