Vừa qua, tại Hà Nội, diễn ra Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ 3. Sự kiện do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam(VUSTA) chủ trì, phối hợp với Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức.
Phát biểu tại lễ biểu dương, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết, Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ 3 là sự kiện đánh dấu những thành tựu nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Đây là dịp để chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, sáng tạo và thành tựu của các doanh nghiệp, góp phần đưa đất nước tiến xa hơn trong kỷ nguyên số.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Theo đó, Chương trình “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam - I4.0 Awards dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông, chương trình triển khai trên toàn quốc nhằm mục đích biểu dương và ghi nhận: Những thành công tiêu biểu, tiên phong trong công cuộc phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số thuộc khối hành chính Nhà nước; Sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh.
Đồng thời tạo sân chơi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các giải pháp nhà máy thông minh, nhà máy số, sản xuất thông minh, nghiên cứu và triển khai các sáng kiến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị kinh doanh.
Trao chứng nhận Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam cho các doanh nghiệp, địa phương tiêu biểu - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
TSKH. Phan Xuân Dũng chia sẻ, ngày 10/10 không chỉ đánh dấu sự kiện lịch sử trọng đại - Ngày Giải phóng Thủ đô, là biểu tượng cho tinh thần kiên cường, đoàn kết và khát vọng vươn lên của dân tộc mà còn là Ngày Chuyển đổi số tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi số trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Được biết, năm nay ban tổ chức đã lựa chọn ra được 30 hồ sơ đạt ở 4 hạng mục: Top doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 Việt Nam; Top tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo; Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và Giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0; Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện CMCN 4.0 và chuyển đổi số.
Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra Hội thảo khoa học "Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong CMCN 4.0". Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, địa phương giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng nhà máy thông minh, nhà máy số, sản xuất thông minh, nghiên cứu khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị kinh doanh.
Cụ thể, các nhà quản lý, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận về nhiều chủ đề như: Định hướng xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn cho công nghệ của CMCN 4.0; chuyển đổi số và tự động hóa trong doanh nghiệp công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng xanh; định hướng và phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên công nghệ số và đổi mới sáng tạo; chiến lược AI cho phát triển doanh nghiệp số…
Đưa ra tham luận tại hội thảo, ông Phạm Tung Phan Xuân Quang, Giám đốc vận hành hệ thống thông tin Công ty Thành Thành Công Biên Hòa (TTC AgriS), trình bày về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, ông Quang cho biết, TTC AgriS đã chủ động vận hành Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp nhằm tái thiết các giải pháp tài chính, công nghệ để thích ứng với chiến lược phát triển bền vững theo tiêu chí kinh tế xanh và bền vững.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang tạo ra những sản phẩm chất lượng với tính cạnh tranh cao.
Cụ thể, khái niệm nông nghiệp chính xác được ông Quang đề cập đến việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa các biện pháp canh tác và tăng năng suất bằng cách sử dụng dữ liệu từ cảm biến và camera để cung cấp cho nông dân thông tin theo thời gian thực về điều kiện cây trồng. Canh tác chính xác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất bằng cách sử dụng đúng lượng nước, phân bón và các nguồn tài nguyên khác vào đúng thời điểm giúp cho nông dân có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về trồng trọt, tưới tiêu và các nhiệm vụ quan trọng khác.
Theo đó, sử dụng công nghệ cao để thu thập và phân tích dữ liệu về sự tăng trưởng và sức khỏe của cây trồng. Dữ liệu này được sử dụng để ước tính năng suất cây trồng, giám sát cây trồng để phân đưa ra dự đoán về sự tăng trưởng và sức khỏe của cây trồng. Ngoài ra, hệ thống cũng đưa ra dự báo về thời tiết để người dân có thể biết được lượng mưa, độ ẩm từng khu vực …Từ đó, giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu như nước và năng lượng. Cuối cùng, giảm lượng khí thải và carbon.
Tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ 3, Ban tổ chức đã lựa chọn ra được 30 hồ sơ đạt ở 4 hạng mục: Top doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 Việt Nam; Top tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo; Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và Giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0; Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện CMCN 4.0 và chuyển đổi số. Hội đồng xét chọn gồm những nhà khoa học, những chuyên gia có uy tín với tinh thần trách nhiệm cao đã làm việc khách quan, kỹ lưỡng để xét chọn từ 200 hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia. |
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.