Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2023 | 13:34

Bình Định chia sẻ kinh nghiệm hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông

Sáng 22/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 tại Bình Định với chủ đề: “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”.

Các đại biểu tham dự

Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác phát triển công nghệ thông tin - truyền thông theo xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử/chính quyền số phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Hội thảo còn là dịp để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nắm bắt về nhu cầu, giới thiệu về hoạt động, năng lực của đơn vị mình, tìm kiếm cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ kinh tế xã hội.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Năm 2022, Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia đã xác định là năm “Đưa người dân lên nền tảng số”; còn năm 2023 chọn chủ đề là “Năm dữ liệu số quốc gia”. Về nền tảng số, đây là cách tiếp cận chuyển đổi số rất đặc thù của Việt Nam, thay đổi từ sử dụng phần mềm riêng lẻ sang các nền tảng số toàn ngành, toàn tỉnh, toàn quốc từ đó việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu mới có thể thực hiện được thông suốt. Ai cũng có thể sử dụng, với giá rẻ, dùng đến đâu trả tiền đến đó. Các bộ, ngành, địa phương cần xác định được các nền tảng số để phổ cập rộng khắp cho ngành mình, cho tỉnh mình để triển khai đồng bộ, hợp nhất, tránh lãng phí, gây tốn kém, thiếu hiệu quả.

Về dữ liệu số, không phải phần cứng, không phải phần mềm, không phải nền tảng số, tài sản của các bộ, ngành, địa phương là chuyển đổi số... Các bộ, ngành, địa phương muốn thúc đẩy chuyển đổi số tại lĩnh vực, địa bàn của mình thì cần tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của địa phương mình, thực hiện chia sẻ dữ liệu, mở dữ liệu để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên ấy. Dữ liệu càng chia sẻ, càng được sử dụng nhiều thì càng tạo ra nhiều giá trị…

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của Bình Định đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp đã từng bước dựa vào dữ liệu; công nghiệp công nghệ thông tin có nhiều khởi sắc với việc hình thành Khu công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định và sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, Bình Định đang phấn đấu xây dựng TP Quy Nhơn trở thành một trong những trung tâm trí tuệ nhân tạo của cả nước trong thời gian đến.

 

Dương Hùng - Triều Nguyễn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top