Ngày 17/8, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức lễ ký "Kế hoạch hành động triển khai công tác Ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2023-2026". Chủ trì lễ ký là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá rất cao các thành tựu, đóng góp của ngành Nông nghiệp và PTNT trong thời gian qua đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. "Nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung của nền kinh tế", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, tại các cơ chế đa phương quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế…, nông nghiệp là một trong những thế mạnh quan trọng nhất mà Việt Nam có thể phát huy vai trò nòng cốt. Qua đó, tầm quan trọng này của nông nghiệp được thể hiện qua 3 điểm. Thứ nhất, nông nghiệp đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế với những kết quả hết sức ấn tượng trong năm 2022.
Lễ ký "Kế hoạch hành động triển khai công tác Ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp giai đoạn 2023-2026.
Thứ hai, ngành nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đóng vai trò nền tảng trong giữ vững an ninh lương thực, ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội trong nước.
Và thứ ba, nông nghiệp Việt Nam đóng góp nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Trong các tiếp xúc song phương và gặp gỡ bên lề các hội nghị đa phương với lãnh đạo ta, các nước đều bày tỏ ấn tượng, đánh giá cao kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển nông nghiệp, cũng như vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng lương thực toàn cầu và khu vực.
Với vai trò, tầm quan trọng và thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam đã rất chú trọng và tích cực đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT trong xúc tiến, thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam; kết nối hợp tác quốc tế và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế và phát huy, nâng cao vai trò trong các cơ chế hợp tác đa phương.
Do đó, Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng, việc đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế hỗ trợ ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Về phía mình lấy câu chuyện nông dân ở ĐBSCL vui mừng khi đưa được nông sản lên sàn thương mại điện tử Amazon, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi lời cảm ơn đến ngành ngoại giao đã chắp cánh cho nông sản Việt Nam vươn xa trong thời gian vừa qua.
"Hình ảnh quốc gia đã chắp cánh cho hình ảnh nông sản và nông sản Việt cũng mang theo hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. Điều đó mang nhiều ý nghĩa hơn là trao đổi thương mại thông thường", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Theo ông, vượt qua không gian buôn bán, trao đổi thương mại, việc kết nối đưa nông sản Việt ra thế giới còn mang tính giao lưu, trao đổi thông tin, công nghệ với bạn bè các nước.
"Chúng ta cần thay đổi tư duy buôn bán sang tư duy hợp tác. Ngành nông nghiệp cũng sẽ cố gắng để nâng cao chất lượng nông sản để các cơ quan ngoại giao của chúng ta cho thể tự hào khi giới thiệu với bạn bè quốc tế", người đứng đầu ngành nông nghiệp nói.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng 2 ngành, nông nghiệp và ngoại giao sẽ cần phải phát huy lợi thế, đi cùng nhau trên con đường ngoại giao kinh tế, từ đó hiện thực hóa những nội dung trong kế hoạch hành động được ký ngày hôm nay.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.