Với thông điệp: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”, Cà Mau đang đồng loạt chuẩn bị các khâu để sẵn sàng cho Ngày Chuyển đổi số của địa phương, trùng với "Ngày Chuyển đổi số" quốc gia 10/10 tới.
Cả hệ thống chính trị cùng vận hành số
Theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh này vừa ban hành kế hoạch số 175/KH-UBND về Tổ chức ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn năm 2022. Theo đó, tất cả các ngành các cấp sẽ đồng loạt vào cuộc, thông qua các hoạt động cộng đồng, truyền thông, giáo dục để lan tỏa thông điệp: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân"
Từ ngày 19/9, Cà Mau tăng cường sử dụng chữ ký số, xử lý văn bản trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (iOffice). Trong đó, tỷ lệ văn bản có ký số trên iOffice của các cơ quan đơn vị từ xã đến tỉnh đạt 100%; tỷ lệ văn bản xử lý hồ sơ trên iOffice đạt trên 70%. Thực hiện số hóa 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp. Trên 50% không dùng tiền mặt trong Giáo dục, Y tế. Cơ sở dữ liệu chính của 6 huyện, thành phố Cà Mau đang được Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý (theo Phần mềm VILIS 2.0) sẽ chuyển sang Phần mềm của tập đoàn VNPT. Sở Thông tin truyền thông sẽ chủ trì cho các các doanh nghiệp bưu chính viễn thông công nghệ thông tin để cử chuyên viên hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dân người dân và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số tại địa phương. Chú trọng hướng dẫn các kỹ năng tham gia sàn thương mại điện tử Vỏ sò, PostMart, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử. Ngoài ra, các trường Đại học Cao đẳng, Hội Doanh nghiệp, Hiệp hôi Tin học là những cầu nối tuyên truyên vận động cho cán bộ, nhân dân, người lao động nâng cao nhận thức xã hội về Chuyển đổi số.
So với cùng kỳ năm 2021, toàn tỉnh Cà Mau có 167.300 số thuê bao băng rộng cố định (cáp quang), tăng 12,4%; 797.573 thuê bao băng rộng di động (3G/4G), tăng 11,3%. Hệ thống iOffice đã triển khai trên 655 cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh, có gần 11.000 tài khoản người dùng. Tổng số chữ ký số chuyên dùng đang sử dụng tại các cơ quan, đơn vị nhà nước là 1.733, tăng 592 chữ ký so với năm 2021. Về ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp, đã công khai 1.974 thủ tục hành chính cấp tỉnh; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ là 37%. Trong 8 tháng năm 2022, có 2.191 lượt cài đặt ứng dụng CaMau-G, luỹ kế đến nay có 4.950 lượt cài đặt; số lượng có sử dụng ứng dụng (trong năm 2022) là 2.975; đã tiếp nhận 142 phản ánh của tổ chức, cá nhân trên ứng dụng phản ánh hiện trường.
Làm tốt công tác huẩn bị
Năm 2021, tuy xếp hạng chuyển đổi số còn khiêm tốn so với các tỉnh trong vùng, nhưng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) về hiện đại hóa hành chính tỉnh Cà Mau đứng thứ 2 cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây có thể xem là kết quả nổi bật của tỉnh trong việc xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số. Riêng Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh đạt 87,92%, xếp hạng 21/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 3 khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Sóc Trăng và Đồng Tháp).
Ngày 4/3/2022, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định chủ trương đầu tư Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) với tổng kinh phí 28 tỷ đồng. IOC là hệ thống hiển thị thông tin tập trung, là bộ phận cốt lõi trong triển khai Chính phủ số, Chính quyền số. Đây được xem là một trong những giải pháp trọng tâm hiện thực hóa, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia từ các cấp chính quyền địa phương tới các bộ, ngành Trung ương. Dự án IOC đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư. Mục tiêu của việc triển khai IOC là cung cấp cho lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra, sự tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số vào ngày 18/8, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các cấp, các ngành tập trung thực hiện một số nội dung, giải pháp trọng tâm sau: “Khẩn trương ban hành Quy chế hoạt động và Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh theo quy định. Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của địa phương, đảm bảo phù hợp, thống nhất, thuận lợi trong công tác triển khai chuyển đổi số theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đề án của UBND về Chuyển đổi số”.
Hiệu quả và thành công
Điểm nhấn trong chuyển đổi số ở Cà Mau là triển khai ứng dụng CaMau-G làm đại diện cho các hệ thống phần mềm Chính quyền điện tử của tỉnh, bước đầu phát huy hiệu quả. Mục đích là tập trung về một đầu mối cài đặt một lần để sử dụng nhiều dịch vụ số, hướng tới phục vụ đa dạng người dùng, tăng trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp trên môi trường số. Ứng dụng có thể tải sử dụng trên hai nền tảng di động IOS và Android. Đồng thời tích hợp ứng dụng phản ánh hiện trường vào CaMau-G nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khách du lịch phản ánh khi nhận thấy những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng phản ánh hiện trường có thể tiếp cận nhanh chóng thông tin phản ánh của người dân, kịp thời đưa ra các phương án xử lý, từ đó giúp phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng chất lượng phục vụ người dân.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau và Bộ Thông tin và Truyền thông tham dự Hội nghị chuyển đổi số tỉnh Cà Mau.
Mới chính thức đi vào hoạt động hơn 2 tháng, nhưng ứng dụng CaMau-G đang được sự quan tâm chú ý của người dân. Trên ứng dụng có đầy đủ các thông tin về các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội liên quan giữa người dân và chính quyền các cấp. Trong đó, mục phản ánh đang được người dân Cà Mau đồng tình và yêu thích khi một số vấn đề bức xúc của người được phản ánh trực tiếp đến chính quyền, và được chính quyền tiếp thu xử lý trong thời gian nhanh nhất. Vì vậy, đến nay, đã có 192 ý kiến phản ánh được chính quyền xử lý xong, đạt 100%. Điều này như thành công bước đầu, tạo thêm động lực sinh khí cho chính quyền và người dân thêm tự tin phấn khích cho Cà Mau thực hiện lộ trình chuyển đổi số thành công. Mà trước mắt, đó là tự tin thành công trong các hoạt động chuẩn bị cho Ngày chuyển đổi số Cà Mau 10/10 tới đây.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.