Nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”, tối 8/4/2022, Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2022 với chủ đề “Sắc màu phương Nam” chính thức khai mạc.
Lễ hội diễn ra đến hết ngày12/4/2022 tại Đường số 8, phường 1, TP. Cà Mau (Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau). Có 85 gian hàng tham dự. Trong đó có 32 gian hàng bánh dân gian, 15 gian hàng sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương, 14 gian hàng lưu niệm, 12 gian hàng ẩm thực..
Tại lễ khai mạc, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, Trưởng ban Tổ chức, cho biết, với nhiều hoạt động hấp dẫn như: trình diễn bánh dân gian và ẩm thực đường phố, giới thiệu-mua bán sản phẩm OCOP Cà Mau, hội thi bánh dân gian, hội thi trình diễn áo bà ba, dâng bánh dân gian vào ngày Lễ Giỗ Tổ tại Đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình…, Ngày hội sẽ là dịp để du khách trải nghiệm văn hoá ẩm thực, nhất là bánh dân gian của vùng miền Nam bộ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam. Lễ hội còn là dịp tập hợp và hỗ trợ các nghệ nhân phát huy giá trị bánh dân gian. Là cơ hội liên kết giũa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường bánh dân gian địa phương. Bên cạnh, còn là dịp tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, tiềm năng du lịch Cà Mau đến đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh thông qua chương trình tham quan các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn Cà Mau.
Tối 8/4/2022, TP Cà Mau khai mạc lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 2
Lễ hội sẽ chọn ra 9 mâm lễ vật để kính dâng lên Vua Hùng vào ngày giỗ tổ 10/3 tới tại xã Tân Phú (Thới Bình).
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông tin, thành công của lễ hội lần I năm 2021 đã tạo thuận lợi cho Cà Mau tự tin hơn khi tổ chức lễ hội. Nên năm nay, sự kiện này giao UBND TP Cà Mau chủ trì, Sở chỉ phối hợp thực hiện, theo dõi tham mưu nhằm giúp địa phương thực hiện tốt hơn. Theo đó, ngày hội Bánh dân gian Nam bộ năm nay sẽ khắc phục những hạn chế năm trước, với sự chuẩn bị, trang trí đẹp hơn, đầu tư nhiều hơn, công tác hậu cần phục vụ lễ hội cũng sẽ tốt hơn. Điểm nhấn của Ngày hội là hội thi Bánh dân gian Nam Bộ; hội thi trình diễn áo bà ba; tiệc buffet bánh dân gian Nam Bộ và dâng bánh lên Quốc Tổ nhân dịp lễ Giỗ Quốc Tổ tại Đền Hùng (xã Tân Phú, huyện Thới Bình). Đáng chú ý nhất, đó là ở lần này, lễ hội chú trọng mời những nghệ nhân làm bánh là người địa phương, nhằm giới thiệu quảng bá con người, sản vật Cà Mau với du khách trong ngoài nước, góp phần thành công vào chuỗi hoạt động du lịch: Cà Mau-điểm đến 2022”.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.