Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 12 năm 2022 | 21:13

Các giải pháp công nghệ cao để xử lý nước thải, bảo vệ môi trường

Điều gì sẽ xảy ra nếu như 70% cơ thể con người là những tạp chất độc hại từ nước? Sức khỏe nhân loại đẩy nhanh quá trình doanh nghiệp nghiên cứu, ra đời các giải pháp công nghệ cao trong xử lý nước thải tại Việt Nam.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và hiểm họa đối với sức khỏe

Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan - những nước có lượng rác thải đổ trực tiếp ra môi trường nhiều nhất thế giới hiện nay. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…  do tốc độ đô thị hóa nhanh và mật độ dân số quá đông đúc. Gần đây, hình ảnh những con sông, con kênh, mương tù đọng, nước đen bốc mùi hôi ngay trong lòng những khu dân cư đang trở thành “nguồn nước chết”, là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Sông Tô Lịch – hình ảnh đầy ám ảnh của người dân Thủ đô. Nguồn ảnh: Internet

Đây chính là hậu quả nhãn tiền của việc xả thải sinh hoạt chưa qua xử lý hay các hóa chất hòa tan trong nước giặt, nước rửa chén, sữa tắm và đặc biệt là từ nước thải của những chiếc bể phốt. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc bể phốt này là rất lớn khi xuất hiện tình trạng nứt vỡ và rò rỉ chất thải ra môi trường sau một thời gian sử dụng, gây nên vô số hiểm họa với sức khỏe con người.

Đây là một trong số những nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, tiêu chảy, suy giảm hệ miễn dịch, vô sinh… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này?

Đưa các giải pháp công nghệ cao vào xử lý nước thải

Trước tình trạng rò rỉ chất thải từ hệ thống tự hoại bằng bê tông cốt thép đã lỗi thời, các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ đã ứng dụng các giải pháp công nghệ cao vào lĩnh vực xử lý nước thải.

Trong đó, bể phốt thông minh có thể xem là một giải pháp xanh, có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của bể phốt bê tông truyền thống. Sản phẩm này cũng đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, không chỉ phục vụ hộ gia đình mà còn được lắp đặt tại các khu công nghiệp, nhà máy hay các khu đông dân cư.

Ngoài ưu điểm là sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp (LLDPE), đúc liền khối, bể phốt thông minh còn có chức năng lọc thô các chất thải nhờ thiết kế đặc biệt với hệ thống hàng trăm quả cầu nhựa bên trong.

Hệ thống xử lý nước thải hiện đại đang được thử nghiệm tại huyện Đông Anh - Hà Nội. Nguồn ảnh: Sơn Hà

Tại đây, các loại vi sinh kỵ khí sẽ bám trụ, sinh sôi và xử lý các chất thải hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, nước thải ra đạt tiêu chuẩn nước loại B, đủ tiêu chuẩn xả thải và an toàn với môi trường.

Ngoài ra, sản phẩm này còn rất cơ động, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển ở các địa hình khác nhau như trong nhà hay ngoài vườn với mức chi phí hợp lý. Tuổi thọ của chiếc bể phốt thông minh lên đến hơn 50 năm, có thể chịu được các tạp chất hóa học và đặc biệt là không lo nứt vỡ hay rò rỉ chất thải.

Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, công nghệ xử lý nước thải Jokaso – Nhật Bản và GJ-R Hàn Quốc cũng đã được Việt Nam đưa vào ứng dụng từ năm 2020. Hiện nay, huyện Đông Anh (Hà Nội) đang là địa phương đầu tiên trên cả nước chạy thử nghiệm 2 công nghệ xử lý nước thải này. Với công nghệ hiện có, chủ đầu tư công trình này khẳng định: “Không khó để có được giải pháp giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch”.

Các giải pháp công nghệ cao được ứng dụng trong xử lý nước thải chính là nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp với khát vọng mang tới môi trường nước sạch cho người dân, vì sức khỏe cộng đồng.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư lớn xử lý nước thải để có dòng kênh xanh

Hiện nay, TP.HCM  đang tập trung đầu tư mạnh vào cải tạo môi trường kênh rạch như giai đoạn 2021 - 2025. Với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.280 tỉ đồng, nhiều con kênh hứa hẹn sẽ được trong xanh trở lại.

Cụ thể, tại Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, "Đây là một dự án cải tạo dài hơi, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn một đã hoàn tất đưa vào phục vụ người dân từ năm 2011 đến nay. Lúc đó dự án đã giúp cải tạo một phần của tuyến kênh này. Khối công việc của giai đoạn một là tập trung xử lý bao gồm các hạng mục đường ven kênh, cải tạo, nạo vét, kè bờ, làm hệ thống cống bao thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý" - ông Lương Minh Phúc, giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP, nói về dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Cũng theo ông Phúc, hiện nay TP đang tiếp tục giai đoạn hai của dự án để khép kín công đoạn xử lý nước thải. Từ đó sẽ giải quyết được toàn diện môi trường tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. 

Dự án thực hiện bốn mục tiêu chính gồm: tái định cư cho bà con sống vùng ven tuyến kênh; làm các tuyến đường dọc theo kênh bao gồm mảng xanh, bờ kè, đường đi bộ, cảnh quan, chiếu sáng, công viên; chỉnh trang kênh, nạo vét lòng kênh để sau này khai thác du lịch đường thủy và thu gom xử lý nước thải - đây là bước cuối cùng để kênh không còn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt xả thẳng ra kênh, như vậy màu xanh dòng kênh sẽ khôi phục

Công nhân vớt rác làm sạch nước tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (Bình Chánh, TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG

"Năm sau kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt - Nhật, chúng tôi sẽ khánh thành Nhà máy nước thải Bình Hưng giai đoạn hai. Hiện nay giai đoạn một nhà máy cho công suất xử lý nước thải là 146.000m3/ngày đêm, còn giai đoạn hai sẽ là 469.000m3/ngày đêm. Khi giai đoạn hai hoàn thành, toàn bộ kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đến bến Phú Định nước thải sẽ được thu gom lại, như vậy màu xanh dòng kênh sẽ được trả lại", ông Phúc nói.

Ông Phúc cũng cho biết thêm: "Tiếp theo chúng tôi đã được UBND TP giao chuẩn bị giai đoạn ba của dự án. Khi hoàn thành giai đoạn ba chúng ta sẽ có trọn vẹn lưu vực sông vùng trung tâm TP.HCM, đó là kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ sẽ được xử lý nước thải".

Về phần kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, tiến sĩ Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, cho biết nó có hai nhánh chính và chịu hai chế độ chảy khác nhau. Khi thủy triều lên, nước sẽ chảy từ hướng quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp sang quận 12. Ngược lại, dòng chảy tự nhiên của con kênh này lại theo hướng từ quận 12 về quận Tân Phú và Bình Tân. Vì vậy, muốn giải cứu được con kênh này phải nắm rõ thủy hệ của nó mới đấu nối đưa nước về xử lý hợp lý.

Ngoài ra, theo ông Thuận, cần phải tách rời việc xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Tân Bình ra khỏi dự án, bởi việc xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp hoàn toàn khác. Nếu cứ để nước thải từ Khu công nghiệp Tân Bình hòa chung vào, sẽ không nhà máy nào có thể xử lý nổi.

Dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn một được khánh thành năm 2012. Toàn bộ lượng nước thải được gom vào cống bao hơn 8km đưa về trạm bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Tuy nhiên, do nhà máy xử lý nước thải tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức chưa được xây dựng nên toàn bộ nước thải trên bơm trở lại sông Sài Gòn để pha loãng ô nhiễm.

Cống bao này đi chung với hệ thống cống thoát nước mưa, vì vậy một lượng nước thải hòa lẫn với nước mưa thoát ra ngoài kênh khiến kênh chưa thoát khỏi ô nhiễm. Hiện tại nhà máy này vẫn đang thi công, do đó kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè muốn thoát khỏi ô nhiễm phải chờ nhà máy khánh thành hoạt động.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top