Ngày 23/8/1945, ngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng - Kiến An trong Cách mạng Tháng Tám đã đi vào lịch sử thành phố như một mốc son chói lọi… Thắng lợi ấy đã thể hiện ý chí không cam chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
Để rồi từ hào khí của Cách mạng Tháng Tám, các thế hệ người dân Hải phòng như được tiếp thêm động lực, kiên cường sáng tạo trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố; mở ra một thành phố Cảng năng động.
Thời khắc lịch sử
Những ngày đầu tháng Tám lịch sử, trên các khu phố ở Hải Phòng đều rợp bóng cờ hoa hướng đến kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Trong ngôi nhà khang trang tại con ngõ nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), vừa trao đổi, vừa ôn lại những ký ức hào hùng của quân và dân Hải Phòng về sự kiện lịch sử cách đây 78 năm (1945 – 2023), TS. Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng cho biết, cùng với cả nước, TP. Hải Phòng (khi đó gồm tỉnh Kiến An và TP. Hải Phòng) cũng sục sôi không khí Cách mạng kháng Nhật cứu quốc, tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Nhân dân Hải Phòng mít tinh trong ngày giành chính quyền tháng 8/1945. (Ảnh tư liệu)
Khi nhận được Chỉ thị của Trung ương Đảng ngày 12/3/1945 về phá kho thóc cứu đói, không nộp thóc cho Nhật, tổ chức cơ sở Việt Minh ở cả nội thành và các huyện đều triển khai, giúp rất nhiều người dân thoát khỏi chết đói. Nhân dân đều tin tưởng Việt Minh.
Ngày 11/7/1945, tự vệ làng Kim Sơn (Tân Trào, Kiến Thụy) bí mật tập kích đồn Đoan ở Tiểu Bàng (nay thuộc phường Bàng La, quận Đồ Sơn), thu vũ khí và cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc đồn địch. Ngày hôm sau, nhân dân làng Kim Sơn khởi nghĩa, lập chính quyền cách mạng.
Đến ngày 4/8/1945, Nhật đưa quân về khủng bố Kim Sơn, nhân dân địa phương và các làng thuộc Kiến Thụy chống trả quyết liệt, buộc chúng phải rút lui, thừa thắng, nhân dân lật đổ chính quyền tay sai Nhật, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Kim Sơn...
Từ cuộc khởi nghĩa, giành chính quyền ở làng Kim Sơn, phong trào cách mạng đã nhanh chóng lan ra rộng khắp các địa phương. Trong đó, Kiến Thụy ngày 15/8; Tiên Lãng ngày 16/8; An Lão ngày 17/8; Vĩnh Bảo ngày 20/8; Thủy Nguyên ngày 22/8… Quần chúng nhanh chóng đứng lên giành chính quyền.
Còn tại khu vực nội thành Hải Phòng, mờ sáng 23/8/1945, hàng vạn đồng bào Hải Phòng - Kiến An cùng lực lượng vũ trang chiến khu Đông Triều từ các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát thành phố. Đúng 10 giờ, cuộc mít tinh khai mạc trọng thể. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, mọi người hướng lên lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, hát vang bài Tiến quân ca. Đại diện Ủy ban Khởi nghĩa thành phố tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai và ra mắt Ủy ban Cách mạng lâm thời thành phố.
Sau cuộc mít tinh, quần chúng tràn xuống đường tuần hành thị uy. Cùng với cuộc tuần hành biểu dương lực lượng, cán bộ và lực lượng tự vệ tỏa đi tiếp quản trại bảo an ninh, tòa thị chính, sở cảnh sát và các công sở trong thành phố.
“Ngày 23/8/1945 đã đi vào lịch sử của thành phố như một mốc son chói lọi, ngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Hải Phòng - Kiến An là thắng lợi của việc nắm vững quan điểm quần chúng và quy luật vận động cách mạng. Đây là địa phương có phong trào cách mạnh, khởi nghĩa thắng lợi và không có đổ máu”, TS. Đoàn Trường Sơn cho biết thêm.
Mở ra thành phố Cảng năng động
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng bộ, quân và dân TP. Hải Phòng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, chiến đấu giành được những thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hải Phòng trờ thành đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.
Cũng từ đó mở ra một thành phố Cảng năng động, với những đột phát trong phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Hải Phòng trở thành đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường cơ sở hạ tầng, giao thông, mở rộng các khu kinh tế, hoàn thành tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; cầu Tân Vũ-Lạch Huyện, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; chỉnh trang đô thị, thu ngân sách, thực hiện an sinh xã hội...
Từ thực tiễn sinh động đó, đã khẳng định Hải Phòng ngày hôm nay đang bứt phá thần tốc về tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,94% so với cùng kỳ năm 2022, gấp trên 2,6 lần cả nước (3,72%), đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố; đứng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 12% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu ngân sách đạt trên 46.400 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 81.700 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 3.466,9 nghìn lượt, tăng 10,07% so với cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế ước đạt 493,2 nghìn lượt, tăng 2,46 lần so với cùng kỳ.
Sản xuất chăn nuôi được giữ vững và dần chuyển mạnh sang phương thức chăn nuôi tập trung quy mô trang trại. Toàn thành phố hiện có trên 1.084 trang trại chăn nuôi, trong đó có 170 trang trại lợn, chiếm 51,82% tổng đàn lợn; 914 trang trại gia cầm, chiếm 51,14% tổng đàn gia cầm và 36.917 hộ chăn nuôi quy mô nông hộ. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước đạt 9.313,8 ha.
Sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng được chuyển dịch mạnh, đưa cây trồng có năng suất cao vào sản xuất.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, đến nay, toàn thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 22 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 7 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần khẳng định là một trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt…
Khắc ghi những giá trị lịch sử tốt đẹp của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hải Phòng luôn nỗ lực xây dựng thành phố văn mình, hiện đại hơn, tiếp tục thực hiện, để năm 2023 “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.